Ngưng thở khi ngủ – nguy hiểm khôn lường

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ngưng thở khi ngủ – nguy hiểm khôn lường tuy nhiên hầu hết người bệnh đều chủ quan do những triệu chứng của bệnh thường khó phát hiện, chủ yếu xuất hiện lúc ngủ.

Ngưng thở khi ngủ – nguy hiểm khôn lường

Ngưng thở khi ngủ gây giảm oxy máu và tăng khí CO2 ở máu, tình trạng này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não.

Ngưng thở khi ngủ có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Ngưng thở khi ngủ có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Ngoài những yếu tố nguy cơ tim mạch đã biết như hút thuốc lá, đái tháo đường và rối loạn lipid máu, thì hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ tim mạch lên gấp 3 lần.

Biểu hiện của chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngủ ngáy và buồn ngủ vào ban ngày là triệu chứng dễ thấy nhất ở những người mắc chứng ngưng thở lúc ngủ. Ngoài ra, nó còn kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, thiếu tập trung, có thể bị đau thắt ngực, hay giật mình thức giấc về đêm, thở gấp, ngạt thở… Khi có các triệu chứng này, các bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế để khám, phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ tùy thuộc mức độ nhẹ, trung bình hay nặng.

Mức độ nhẹ: Người bệnh chỉ cần điều chỉnh lối sống: giảm cân, dùng gối tránh ngáy, ngủ tư thế nghiêng, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần.

Mức độ trung bình: Một số bệnh nhân được điều trị theo phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà nếu nguyên nhân gây hội chứng ngưng thở khi ngủ là do bất thường về cấu trúc vùng tai mũi họng, khi đó bệnh nhân sẽ được cắt amidan, lưỡi gà và vòm khẩu cái sau.

Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do ngưng thở khi ngủ

Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do ngưng thở khi ngủ

Mức độ nặng: Người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.

Cách tốt nhất, để tránh những nguy hiểm từ chứng ngưng thở lúc ngủ, các bạn nên thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, luyện tập thể thao thường xuyên… Đặc biệt, khi có các dấu hiệu mắc chứng ngưng thở lúc ngủ thì hãy đi khám và chữa trị ngay để tránh các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92/0936 388 288 để được tư vấn hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital