Nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về triệu chứng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt nguyên nhân do đâu và cách khắc phục hiệu quả.
Menu xem nhanh:
Ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt nguyên nhân do đâu?
Hiện tượng đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể như:
Môi trường không lý tưởng
Quá ồn ào và không khí không thoáng sạch là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi thức dậy. Ngoài ra, ánh sáng ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin – loại hormone điều khiển giấc ngủ. Lượng melatonin sản sinh ra nhiều sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn và mức độ melatonin tỉ lệ nghịch với ánh sáng trong phòng.
Gối và tư thế ngủ
Cần chú ý không nằm gối quá cao vì làm cho cơ cổ bị cứng, gập gây khó thở và đau đầu. Không nên nằm sấp vì khi ngực bị đè ép khiến hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi và không cung cấp đủ oxy khi ngủ.
Căng thẳng
Stress là nguyên nhân chính khiến bạn không nhận được một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Vì vậy, hãy ngừng suy nghĩ về những căng thẳng trong cả ngày và ngày hôm sau để có được một giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.
Dùng chất kích thích trước khi ngủ
Trà, cà phê, socola, nước ngọt có gas…là những đồ ăn thức uống khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, caffeine chứa trong đó vừa là chất gây kích thích vừa có tính lợi tiểu nên làm phải đi tiểu nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ của bạn không ngon.
Bên cạnh đó, rượu có thể giúp bạn dễ vào giấc nhưng lại khiến giấc ngủ chập chờn gây đau đầu khi thức dậy
Sử dụng thiết bị điện tử
Làm việc trên máy vi tính, laptop, chơi game trên ipad, nghe gọi, nhắn tin trên điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ khiến bạn khó ngủ vừa khiến eo hẹp thời gian ngủ. Trong khi đó, thức, khuya, ngủ trễ, thiếu ngủ chính là thủ phảm gây ra những cơn đau khi ngủ dậy.
Triệu chứng đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy còn có thể do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu não bởi khi não không được cung cấp đủ lượng máu nuôi cần thiết khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, choáng váng. Chính vì vậy, người bệnh khi có triệu chứng này kéo dài cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả.
Ngủ dậy đau đầu, chóng mặt phải làm sao?
Dù là bất cứ nguyên nhân nào thì việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là điều rất quan trọng, không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, mà còn giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt sau khi ngủ dậy hiệu quả:
– Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, sữa,…
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, nhất là rau, củ quả có màu xanh đậm.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
– Tập thể dục đều đặn, vừa sức với các bài tập yoga, ngồi thiền, hít sâu thở chậm, đi bộ nhẹ nhàng,… nhằm thư giãn tinh thần, tăng lưu thông máu trong cơ thể.
– Lựa chọn môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ để có giấc ngủ ngon.
– Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,… ngay lập tức uống 2 cốc nước (tương đương 480 ml), sau đó nằm xuống, kê cao chân để tăng lưu thông máu lên não. Đồng thời nên lưu ý, trước khi ra khỏi giường, bạn nên ngồi dậy từ từ, cử động chân tay trong vài phút rồi hãy đứng lên.