Menu xem nhanh:
Paracetamol là thuốc gì?
Paracetamol (acetaminophen) là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt, được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt…thuốc được dùng cả ở người lớn và trẻ em.
Sở dĩ nhiều bậc phụ huynh sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol cho bé như hiện nay là do loại thuốc này dễ mua, dễ tìm thấy ở các hiệu thuốc, rất nhiều ba mẹ thấy bé bị sốt cao có thể chưa đến 38,5 độ C cũng đã vội vàng dùng thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ. Khi bé uống với liều lượng không theo sự hướng dẫn và chẩn đoán từ bác sĩ con rất dễ bị ngộ độc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Ngộ độc paracetamol và những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ
Ngộ độc paracetamol hay còn gọi là ngộ độc acetaminophen là do sử dụng quá liều thuốc paracetamol. Ngộ độc paracetamol ở trẻ em xảy ra chủ yếu do ba mẹ chưa ý thức được liều lượng paracetamol đúng và phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân
– Ngộ độc paracetamol chủ yếu do ba mẹ tự ý mua thuốc hạ sốt cho trẻ ở các quầy, hiệu thuốc bên ngoài khi bé có các triệu chứng sốt cao mà chưa được đi thăm khám với bác sĩ. Nếu nhân viên tư vấn và bán thuốc không nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của bé sẽ khó có thể xác định đúng nguyên nhân và từ đó việc đưa ra liều lượng paracetamol không phù hợp cho bé khó tránh khỏi, con rất dễ bị ngộ độc paracetamol.
– Nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ngộ độc paracetamol ở trẻ là do ba mẹ chưa ý thức hoặc quên lời chỉ dặn từ bác sĩ về liều lượng paracetamol cho trẻ. Ba mẹ không cho con uống thuốc đúng theo liều lượng mà bác sĩ đã kê, nhiều ba mẹ đã tự ý tăng liều lượng cho bé khi thấy bệnh của con chưa đỡ hoặc nhiều trường hợp trẻ hết sốt ba mẹ vẫn dùng paracetamol cho bé và điều này sẽ rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc paracetamol vì trẻ dùng quá liều.
Biến chứng nguy hiểm khi sử dụng paracetamol quá liều
Khi ngộ độc paracetamol trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, thậm chí là gây tử vong. Điều này được lý giải là do khi bị ngộ độc paracetamol, phổi của trẻ sẽ thông khí kém, gan bị tổn thương (gan to), trẻ bị suy hô hấp nặng biến chứng viêm phổi, men gan cao, bilirubin trong máu tăng cao, có dấu hiệu suy gan cấp và có thể gây tử vong nếu trẻ không được ghép gan kịp thời. Khi ngộ độc paracetamol trẻ có thể bị tổn thương thận gây biến chứng suy thận suy tuần hoàn, rối loạn đông máu, cần can thiệp kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Biểu hiện của trẻ khi bị ngộ độc paracetamol
Hầu hết trẻ khi bị ngộ độc paracetamol có ít hoặc không có triệu chứng cụ thể trong 24 giờ đầu sau khi dùng quá liều. Các triệu chứng này có thể bao gồm cảm giác mệt mỏi, đau bụng hoặc buồn nôn. Trẻ có thể lơ mơ (hôn mê), mệt lả, sốt cao (có bé chỉ sốt khoảng 38 độ), khó thở, ho khò khè, tim đập nhanh, phản xạ ánh sáng kém, huyết áp tụt, hình ảnh trên phim chụp X-Quang cho thấy phổi bé thông khí kém, gan to, các xét nghiệm máu phản ánh tình trạng men gan cao, bilirubin trong máu tăng cao,…
Khi này trẻ cần được nhập viện sớm nếu không sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ có thể hồi phục hoàn toàn khi bị ngộ độc paracetamol trong một vài tuần nếu khi ba mẹ cho bé thăm khám kịp thời với bác sĩ, tuy nhiên một số trường hợp nếu trẻ không được điều trị có thể biến chứng thậm chí là tử vong do ngộ độc paracetamol.
Xử trí thông minh khi sử dụng Paracetamol hạ sốt cho trẻ theo cách của chuyên gia
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: Chính vì tính nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng của việc bị ngộ độc thuốc hạ sốt paracetamol ở trẻ, bác sĩ đặc biệt khuyến cáo các bậc phụ huynh cần thận trọng hơn khi cho bé dùng paracetamol để hạ sốt.
– Tuyệt đối ba mẹ không được tùy tiện dùng kháng sinh cho trẻ khi không biết rõ bé đang bị bệnh gì. Khi con sốt cần phải được đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và đúng hướng dẫn, không được tự ý dùng thuốc.
– Đối với những mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc cũng phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị, vì có một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ khi bú sữa mẹ. Việc cất trữ thuốc trong nhà cần phải lưu ý cất giữ thuốc cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ, không cất giữ thuốc ở những khu vực trẻ hay lui tới, không để lẫn cùng đồ chơi của trẻ vì trẻ ở độ tuổi tầm 2-3 tuổi con rất thích khám phá nên nguy cơ uống nhầm thuốc của người lớn là điều khó tránh. Tốt nhất ba mẹ nên cho thuốc vào hộp rồi cất vào tủ có khóa an toàn, tránh xa tầm tay con trẻ.
Chuyên khoa Nhi, Hệ thống y tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám uy tín được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn bởi: Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm; thăm khám tận tình – hạn chế kháng sinh; máy móc – trang thiết bị y tế hiện đại; có khu vui chơi dành riêng cho trẻ vì vậy trẻ không hề sợ hãi mỗi khi thăm khám.
Hãy liên hệ 1900 55 88 92 để đặt lịch thăm khám định kỳ tổng quát cho bé yêu tại Hệ thống y tế Thu Cúc ngay hôm nay.