Nghiến răng là hiện tượng răng miệng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chứng nghiến răng khi ngủ – những điều có thể bạn chưa biết.
Menu xem nhanh:
Nghiến răng khi ngủ – gây ảnh hưởng gì?
Ảnh hưởng đến người ngủ cùng: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.
- Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng đến giâc ngủ của người bên cạnh
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.
Gây bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…
Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến răng khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.
Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…
Nghiến răng khi ngủ – Nguyên nhân do đâu?
Triệu chứng nghiến răng khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
- Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn, bố mẹ, ông bà đã từng mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ bạn cũng mắc phải cao hơn.
- Do tâm lý: Lo lắng, hồi hộp thái quá, thần kinh căng thẳng là nguyên nhân hình thành nên tật nghiến răng khó chịu này đấy.
- Do một số bất thường trong giấc ngủ: như gặp phải ác mộng, không gian ngủ có những tác động không tốt.
- Stress gây hiện tượng nghiến răng khi ngủ
- Do khớp cắn không bình thường, răng mất, răng mọc không đều.
- Do chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn.
- Trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già sức khỏe yếu, người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể.
- Uống nhiều rượu, đồ uống có cồn, cà phê, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Do một số bệnh lý như: viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm, suy nhược thần kinh…
- Do sử dụng một số loại thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể,…
Mẹo dân gian chữa nghiến răng khi ngủ
Chữa chứng nghiến răng khi ngủ dân gian lưu truyền một số mẹo, bạn đọc có thể áp dụng như sau:
– Cách 1: Trước khi đi ngủ, bạn hãy ngậm 1 chút đường, vị ngọt của đường sẽ xoa dịu vị giác kích thích thần kinh cảm nhận khiến bạn quên đi nghiến răng ban đêm (nhớ là ngậm ít thôi bạn nhé).
– Cách 2: Hầm đậu đen nấu chè như bình thường, nhưng thay vì cho đường bạn hãy cho muối vào và dùng như bình thường. Sau khoảng 1 tháng sẽ thấy có tác dụng.
– Cách 3: Dùng bộ phận sinh dục của lợn đực, đem về chế biến bóp muối cho sạch, cắt khúc rồi đem hấp cách thủy ăn trước bữa cơm. Ăn liên tục trong khoảng 2 tuần sẽ thấy có tác dụng.
- Khám nha khoa để được tư vấn cách bảo vệ răng
Trên đây là một số mẹo dân gian giúp điều trị nghiến răng khi ngủ bạn đọc có thể tham khảo để điều trị tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện mới có được hiệu quả ngoài ra tốt nhất khi có triệu chứng nghiến răng khi ngủ bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám chỉ định điều trị hiệu quả.