Nẹp răng có ảnh hưởng gì không, giải đáp chi tiết trong bài viết này

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục các khuyết điểm về răng miệng và nẹp răng là một trong số đó. Nhưng khi biết đến phương pháp này, nhiều người vẫn thắc mắc “Nẹp răng có ảnh hưởng gì không?”

1. Tổng quan về nẹp răng

1.1 Nẹp răng là gì?

Nẹp răng là một phương pháp giúp khắc phục các khuyết điểm của răng miệng: hàm hô, răng thưa, móm, hàm xô lệch, răng khểnh… giúp loại bỏ đi những bất tiện trong việc ăn nhai, giao tiếp và mang đến tính thẩm mỹ cho người dùng.

nẹp răng có ảnh hưởng gì không

Nẹp răng là một phương pháp giúp khắc phục các khuyết điểm của răng miệng: hàm hô, răng thưa, móm, hàm xô lệch, răng khểnh…

1.2 Độ tuổi nên nẹp răng

Theo các bác sĩ, độ tuổi để niềng răng đẹp nhất là khoảng 12 – 16 tuổi. Ở độ tuổi này cung hàm chưa phát triển ổn định, có thể dễ dàng điều chỉnh những khuyết điểm với khoảng thời gian hợp lý. Nhưng cũng cần lưu ý, để sự phát triển răng của trẻ đi theo đúng hướng thì sau khi nẹp răng cần phải gắn khí cụ trong khoảng thời gian dậy thì, từ 2 – 4 năm.

Ngoài ra, không có giới hạn độ tuổi cho việc nẹp răng, chỉ cần đảm bảo sức khoẻ còn tốt để có thể đảm bảo việc thăm khám và điều chỉnh nẹp thường xuyên. Tuy nhiên nếu thực hiện nẹp răng sau 16 tuổi thì thời gian điều chỉnh sẽ lâu hơn và cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao.

2. Các phương pháp nẹp răng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp nẹp răng khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn như:

2.1 Nẹp răng mắc cài kim loại

Loại nẹp răng này gồm 2 loại:

– Nẹp răng mắc cài mặt ngoài

Đây là loại nẹp răng được ra đời đầu tiên và được sử dụng rất phổ biến. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ gắn các mắc cài bằng kim loại lên bề mặt răng bằng keo dính nha khoa chuyên dụng, sau đó sẽ buộc dây cung và dây thun vào mắc cài. Tuy có hiệu quả cao, chi phí thực hiện thấp nhưng nẹp răng bằng mắc cài mặt ngoài không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ do màu sắc của mắc cài.

– Nẹp răng mắc cài mặt trong

Phương pháp này cũng tương tự như nẹp răng bằng mắc cài mặt ngoài với việc sử dụng mắc cài kim loại, dây cung và dây thun. Tuy nhiên điểm cải tiến chính là mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, khắc phục được nhược điểm về tính thẩm mỹ so với phương pháp gắn mặt ngoài. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi bác sĩ chuyên môn phải có tay nghề cao.

2.2 Nẹp răng bằng mắc cài sứ

Thay vì dùng vật liệu kim loại, nha khoa hiện đại đã cải tiến và sử dụng sứ - vật liệu có màu tự nhiên và gần tương đồng với màu răng

Thay vì dùng vật liệu kim loại, nha khoa hiện đại đã cải tiến và sử dụng sứ – vật liệu có màu tự nhiên và gần tương đồng với màu răng

Một phương pháp cũng giúp khắc phục được nhược điểm của nẹp răng bằng mắc cài kim loại chính là nẹp răng bằng mắc cài sứ. Thay vì dùng vật liệu kim loại, nha khoa hiện đại đã cải tiến và sử dụng sứ – vật liệu có màu tự nhiên và gần tương đồng với màu răng nên tính thẩm mỹ của phương pháp này được người dùng đánh giá cao hơn.

2.3 Nẹp răng bằng mắc cài tự động

Phương pháp này thiết kế mắc cài có nắp trượt tự động đóng bằng kim loại, giúp giữ được dây cung ở khe cài mà không cần sử dụng đến dây chun.

2.4 Nẹp răng trong suốt Invisalign

Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay không cần dùng đến mắc cài, dây cung hay dây thun. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ được đeo những khay trong suốt, tháo lắp dễ dàng khi ăn uống và thuận tiện trong việc vệ sinh khay cũng như răng miệng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, chu trình nẹp răng của một người sẽ đeo từ 20 – 40 khay và đeo ít nhất 22h/ngày. Tuy nhiên một nhược điểm của nẹp răng trong suốt invisalign là có giá thành tương đối cao so với các phương pháp khác, dao động từ 85 – 100 triệu đồng nên người dùng cần cân nhắc về năng lực tài chính khi lựa chọn.

3. Nẹp răng có ảnh hưởng gì không?

Có thể thấy rằng, nẹp răng là một phương pháp lý tưởng để khắc phục được những nhược điểm về răng miệng tuy nhiên việc ảnh hưởng của nẹp răng phụ thuộc vào việc bạn có thuộc đối tượng được nẹp răng không. Phương pháp này áp dụng được cho hầu hết tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi tuy nhiên một số đối tượng sau được bác sĩ chỉ định không nên áp dụng phương pháp này.

3.1 Người mắc bệnh viêm nha chu nặng

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức ở quanh răng, khiến cho răng ngày càng yếu, xương bị tụt và tiêu dần. Do vậy, việc áp dụng phương pháp nẹp răng khi đang mắc bệnh lý này là không phù hợp.

Viêm nha chu khiến răng yếu, tụt lợi và tiêu xương nên khó áp dụng phương pháp nẹp răng

Viêm nha chu khiến răng yếu, tụt lợi và tiêu xương nên khó áp dụng phương pháp nẹp răng

3.2 Có răng giả, răng bọc sứ

Với người có răng giả hay bọc răng sứ sẽ tuỳ vào trường hợp cụ thể của răng và phương pháp nẹp răng bạn lựa chọn. Có trường hợp vẫn có thể nẹp răng như bình thường và có trường hợp thì không. Ví dụ như nếu bạn bọc răng sứ nhưng lại chọn phương pháp niềng răng có mắc cài là không phù hợp vì bề mặt răng sứ có độ bóng nhất định nên việc dùng kéo để gắn mắc cài sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên lại có thể áp dụng phương pháp niềng răng trong suốt invisalign.

3.3 Người mắc các bệnh lý toàn thân

Một số người mắc những bệnh lý toàn thân như: tâm thần, động kinh, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh ác tính…bởi sự căng thẳng trong đau đớn có thể gây nên tình trạng khó thở, suy tim, dễ tái phát động kinh…

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “Nẹp răng có ảnh hưởng gì không?“. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa tại các cơ sở y tê uy tín để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital