Nẹp răng cho trẻ em và những vấn đề cần lưu ý 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Nẹp răng cho trẻ em là phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay để sở hữu một hàm răng đều đặn và khỏe mạnh. Bởi vì khi trẻ bị hô, móm, thưa hay lệch lạc đều đều sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe, làm mất đi sự hài hòa của khuôn mặt. Do đó, niềng răng sẽ mang lại sự tự tin trong cuộc sống cho trẻ em.

1. Thời điểm và trường hợp trẻ em nên niềng răng

1.1 Thời điểm phù hợp nẹp răng cho trẻ em

Theo hiệp hội nha khoa thế giới, trẻ nằm trong khoảng từ 8 – 16 tuổi là thời điểm “vàng” để nẹp răng vì đây là thời gian các răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên một cách đầy đủ.

Giải thích cụ thể hơn ở giai đoạn này xương hàm và răng vĩnh viễn của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì thế mà quá trình nắn chỉnh khuôn răng của trẻ sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, trẻ ít cảm thấy đau đớn hơn đồng thời hiệu quả nẹp răng luôn đạt được ở mức tối đa.

Trẻ nằm trong khoảng từ 8 – 16 tuổi là thời điểm “vàng” để nẹp răng vì đây là thời gian các răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên một cách đầy đủ.

Trẻ nằm trong khoảng từ 8 – 16 tuổi là thời điểm “vàng” để nẹp răng vì đây là thời gian các răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên một cách đầy đủ.

Tuy nhiên, thời điểm nẹp răng cho trẻ em ở giai đoạn này chỉ mang tính tương đối và hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bé. Trong một số trường hợp, khi bé được 6 – 7 tuổi, quá trình thay răng sẽ bắt đầu diễn ra và các dấu hiệu về sai lệch khớp cắn sẽ biểu hiện ngày một rõ rệt. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ nắn chỉnh răng ngay. Hoặc ở một số trẻ, biểu hiện của bệnh phát triển muộn hơn thì thời gian điều trị sẽ được lùi lại, cho đến khi trẻ được 16 tuổi đối với bé gái và 18 tuổi với bé trai.

1.2 Những trường hợp nên nẹp răng cho trẻ em

Bên cạnh những trường hợp trẻ sinh ra bị hô, móm do di truyền hoặc do cấu trúc hàm của bé đã định hình thì vẫn có không ít trẻ khi bắt đầu thay răng mới gặp tình trạng hô, móm, thưa, sai lệch khớp cắn do những thói quen xấu. Những chuyên gia nha khoa đã tổng hợp những trường hợp hợp trẻ em cần phải chỉnh nha từ sớm như sau:

– Hàm hô hay còn được gọi là răng vẩu: hàm trên mọc chìa và nhô ra phía trước quá nhiều gây mất cân đối cho gương mặt và kém duyên cho trẻ về lâu về dài.

– Răng móm:  cung hàm dưới phủ ngoài cung hàm trên ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Những trẻ bị móm khi nhìn góc nghiêng cằm sẽ đưa ra trước nhiều hơn, khi nhìn chính diện trông mặt sẽ như “gãy”.

– Răng thưa: hàm răng của trẻ không khít, các khe hở giữa các răng to nhỏ khác nhau. Điều này gây khó khăn trong việc thực hiện ăn uống và vệ sinh răng miệng. Các khe thưa là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng cho trẻ.

– Răng lệch lạc: răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn, răng nghiêng, xoay, mọc lệch ra ngoài, lệch vào trong hay ngầm trong xương.

Nẹp răng giúp trẻ khắc phục nhiều khuyết điểm của hàm răng như mọc lệch, răng thưa, sai khớp cắn,...

Nẹp răng giúp trẻ khắc phục nhiều khuyết điểm của hàm răng như mọc lệch, răng thưa, sai khớp cắn,…

2. Lợi ích việc cho trẻ nẹp răng sớm

Trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi thường có xu hướng mọc răng không đều, lệch lạc, hô,… từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ xem nhẹ những tình trạng răng lệch của trẻ nhưng không biết rằng đây chính tình trạng răng xấu cần phải cải thiện. Nếu cha mẹ không thực hiện biện pháp chỉnh nha, nẹp răng cho trẻ thì tình trạng răng lệch gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe của trẻ trong tương lai. Do đó, niềng răng răng sớm cho trẻ là giải pháp để trẻ cải thiện:

– Việc ăn nhai và phát âm: nếu hàm răng của trẻ khớp cắn bị lệch đồng nghĩa với việc cắn xé và nghiền thức ăn bị ảnh hưởng. Về lâu dài trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

– Ngăn ngừa các triệu chứng về răng miệng: những chiếc răng mọc lệch, mọc không đúng vị trí, các khe hở giữa các răng khiến thức ăn dễ bị mắc vào kẽ răng và trẻ nhỏ rất khó để làm sạch. Do đó dễ phát triển những bệnh lý như: sâu răng, viêm nha chu

– Cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười: một hàm răng lộn xộn, hô móm sẽ khiến khuôn mặt bé mất cân đối từ đó e ngại khi cười nói, giao tiếp với người xung quanh.

Niềng răng cho trẻ em tác động cùng lúc đến răng và cả xương hàm. Răng và xương hàm của trẻ còn đang phát triển nên sẽ dễ đáp ứng với những thay đổi lúc này. Vậy nên, nẹp răng trẻ em là phương pháp chỉnh nha cần thiết để đạt được kết quả nhanh nhất. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên xem nhẹ những chuyển biến sai lệch răng của trẻ, cần đưa trẻ đi khám và niềng răng cho con nếu cần để bảo vệ thẩm mỹ, sức khỏe toàn diện cho trẻ đến khi trưởng thành.

3. Các phương pháp niềng răng cho trẻ em

Hiện nay có các phương pháp niềng răng cho trẻ em mà bố mẹ có thể lựa chọn như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong, niềng răng trong suốt…Nếu như không quá quan trọng vấn đề thẩm mỹ thì mắc cài kim loại là lựa chọn phù hợp. Vì loại mắc cài này tạo ra lực kéo bền bỉ, quá trình điều trị được rút ngắn đáng kể so với các phương pháp khác.

Phụ huynh đang có ý định nẹp răng cho trẻ em, nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Phụ huynh đang có ý định nẹp răng cho trẻ em, nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Khi niềng răng cha mẹ cần lưu ý thói quen vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống của bé. Phụ huynh cần nhắc trẻ phải chải răng sau mỗi bữa ăn từ 2-3 lần/ngày và sử dụng bàn chải kẽ chuyên dụng cho người niềng răng để hỗ trợ vệ sinh.

Trong quá trình niềng răng bố mẹ cần chú ý đến thực đơn ăn uống, tránh đồ chứa nhiều đường hoặc các thức ăn cứng, dai. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm như bánh su, bánh trứng, soup, bún, cháo,…

Nẹp răng cho trẻ em không chỉ mang lại sự tự tin với một hàm răng đẹp mà còn cải thiện việc ăn uống, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng. Nếu phụ huynh đang có ý định niềng răng cho trẻ, nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital