Nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer là phương pháp gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hàm trainer là một loại khí cụ chỉnh nha được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Bài viết hôm nay sẽ mang đến những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề “nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer” để phụ huynh có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhé.

1. Nắn chỉnh răng bằng hàm trainer là phương pháp gì?

Hàm trainer (niềng răng silicon) làm môt loại khí cụ chỉnh nha, được làm bằng chất liệu silicon dẻo, mềm và có tính đàn hồi cao. Loại niềng này có tác dụng đưa răng về đúng khớp cắn, được áp dụng cho độ tuổi thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn của trẻ và ít khi được sử dụng cho người trưởng thành. Nguyên nhân là do xương hàm của trẻ đang trong quá trình phát triển nên có thể dễ uốn nắn và còn giúp tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí so với việc chỉnh nha ở độ tuổi người lớn.

nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer

Hàm trainer có tác dụng đưa răng về đúng khớp cắn, được áp dụng cho độ tuổi thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn của trẻ và ít khi được sử dụng cho người trưởng thành

2. Trường hợp sử dụng hàm trainer

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng của trẻ mọc không đều, nhất là khoảng 3 – 5 tuổi như do di truyền, trẻ có thói quen thở bằng miệng, mút ngón tay, có tật đẩy lưỡi,….

Các trường hợp được bác sĩ thực hiện chỉnh nha bao gồm:

– Răng quá thưa.

– Răng mọc chen chúc.

– Răng mọc không đều.

– Răng bị móm, hô, lộn xộn.

– Khớp cắn hở (2 hàm không đóng khít được).

3. Các loại hàm trainer

3.1 Hàm trainer Juniors

Hàm trainer Juniors (ký hiệu là J) gồm 3 giai đoạn J1, J2 J3. Loại nắn chỉnh răng này được sử dụng với mục đích ngăn ngừa hoặc loại bỏ được những thói quen xấu gây tác hại cho việc mọc răng như đặt lưỡi về đúng vị trí, hạn chế mút tay, thói quen thở bằng miệng và từ từ điều chỉnh răng về đúng vị trí. Loại niềng này được bác sĩ khuyên dùng trong giai đoạn 3 – 6 tuổi, mỗi ngày 1h và để qua đêm khi ngủ.

3.2 Hàm trainer Kids (T4K)

Loại hàm này được ký hiệu là K, gồm 3 giai đoạn là K1, K2 và K3. Hàm trainer dòng Kids cũng có tác dụng hạn chế được những thói quen xấu, điều chỉnh tình trạng khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở. Hàm dòng Kids này có thiết kế tương tự như Juniors nhưng kích thước và độ cứng cao hơn. Một điểm khác biệt nữa so với dòng Juniors là hàm trainer Kids được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi, mỗi ngày dùng khoảng 1 tiếng và để qua đêm khi ngủ.

Hàm trainer dòng Kids được dùng trong giai đoạn 6 - 10 tuổi, có tác dụng hạn chế được những thói quen xấu, điều chỉnh tình trạng khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở.

Hàm trainer dòng Kids được dùng trong giai đoạn 6 – 10 tuổi, có tác dụng hạn chế được những thói quen xấu, điều chỉnh tình trạng khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở.

3.3 Hàm trainer Teens

Hàm trainer Teens (ký hiệu là T) có khoảng 4 giai đoạn: T1, T2, T3 và T4. Loại hàm này được sử dụng trong độ tuổi 6 – 10 tuổi và khi răng đã mọc vĩnh viễn. Việc nắn chỉnh răng trong giai đoạn này có vai trò rất quan trọng, tác động đến sự phát triển của răng, giúp răng đều, đẹp và thẳng hàng.

3.4 Hàm trainer Adults

Loại hàm này được ký hiệu là A , gồm 3 giai đoạn là A1, A2, A3, cải tiến hơn so với những loại trước, sử dụng được cả trong trường hợp răng hàm bị lệch nhẹ (kết hợp với khí cụ chỉnh nha khác). Trẻ dùng hàm Adults khi đã mọc răng vĩnh viễn và có đủ răng hàm. Theo các bác sĩ, loại hàm này có kích thước lớn, phù hợp với bộ hàm đã phát triển hoàn thiện, còn giúp ngăn ngừa được tình trạng chạy răng (tình trạng sau khi tháo niềng răng, răng trở lại vị trí cũ). Trẻ cần sử dụng mỗi ngày 1h và đeo qua đêm đi ngủ.

4. Quy trình nắn chỉnh răng bằng hàm trainer

– Bước 1: Xác định đúng kiểu đeo hàm: Đặt trong lòng bàn tay và để mặt lưỡi ngửa lên trên.

– Bước 2: Đặt dụng cụ niềng răng silicon vào phần hàm dưới của răng.

– Bước 3: Điều chỉnh lưỡi sao cho về đúng vị trí thẻ lưỡi hàm trainer.

– Bước 4: Nhẹ nhàng để cắn hàm răng trên xuống hàm trainer.

– Bước 5: Ngậm miệng để hàm bắt đầu hoạt động và thở bằng mũi (không há miệng vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của niềng).

5. Những lưu ý khi sử dụng hàm trainer

– Theo dõi thường xuyên quá trình dùng hàm trainer để không cho trẻ có những thói quen xấu như đẩy lưỡi, há miệng khi đeo niềng, dùng tay chạm vào hàm…

– Nếu khi đeo niềng trẻ có dấu hiệu đau răng hoặc viêm nướu, phụ huynh cần sớm đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

– Phụ huynh không được chủ quan tự mua niềng cho trẻ mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại niềng phù hợp.

– Cần lưu ý vệ sinh hàm trainer thường xuyên bằng nước sạch hoặc ngâm khử trùng bằng nước muối, sau đó bảo quản tại nơi khô ráo.

niềng răng hàm trainer cho trẻ

Nếu khi đeo niềng trẻ có dấu hiệu đau răng hoặc viêm nướu, phụ huynh cần sớm đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Với bài viết trên, chúng tôi đã mang đến những thông tin từ tổng quan đến chi tiết về phương pháp nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, phụ huynh hãy liên hệ với các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ giải đáp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital