Nấm âm đạo khi mang thai – Bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng tới thai nhi

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Cơ thể người phụ nữ bình thường đã rất dễ nhiễm nấm âm đạo. Đối với phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi, đặc biệt pH âm đạo cũng mất cân bằng, nấm càng dễ tấn công. Vậy nấm âm đạo khi mang thai do đâu? Cần điều trị như thế nào và có nguy hiểm với thai nhi hay không? Mọi thắc mắc của chị em đều sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.

1. Nấm âm đạo trong thai kỳ do đâu?

Khi mang thai, môi trường acid tại âm đạo trở nên mất cân bằng do tác động của nội tiết tố (hormone estrogen tăng). Khí hư có thể ra nhiều hơn, pH tự nhiên của âm đạo thay đổi, sức đề kháng, miễn dịch tự nhiên của mẹ bầu giảm sút, khiến cho nấm âm đạo Candida có cơ hội phát triển.

Một số nguyên nhân trực tiếp khiến cho nấm âm đạo dễ phát triển ở những phụ nữ mang thai:

– Chưa chú ý trong vấn đề vệ sinh vùng kín. Vệ sinh sai cách, làm mất cân bằng pH âm đạo.

– Trong quá trình mang thai, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

– Trước khi mang thai, mẹ đã từng nhiễm nấm âm đạo. Do điều trị chưa dứt điểm, nấm dễ tái phát trở lại.

Nấm âm đạo khi mang thai là nỗi lo của rất nhiều thai phụ

Nấm âm đạo khi mang thai là nỗi lo của rất nhiều thai phụ

2. Những biểu hiện giúp mẹ bầu nhận biết nấm âm đạo

Nấm âm đạo thường dễ phát hiện thông qua một số dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, những biểu hiện của nấm sẽ dễ nhận biết nhất trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Cụ thể:

– Vùng kín ngứa rát, luôn có cảm giác khó chịu râm ran.

– Khí hư ra nhiều, đặc, dính và có màu trắng đục như bã đậu kèm mùi hôi khó chịu.

– Mẹ bầu có thể bị đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu són,…

– Mệt mỏi, khó chịu.

3. Ảnh hưởng của tình trạng nấm âm đạo khi mang thai đến thai nhi như thế nào?

Nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vi khuẩn nấm có thể tấn công vào tử cung, tác động tới em bé, gây ra một số biến chứng như:

– Bệnh da liễu, viêm da.

– Dính vào niêm mạc miệng, đen miệng, gây tưa lưỡi.

– Làm suy giảm đề kháng tự nhiên của bé.

– Gây suy hô hấp, viêm phổi.

– Bé dễ bị suy dinh dưỡng.

Bên cạnh những ảnh hưởng tới thai nhi, nấm âm đạo trong thai kỳ còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các mẹ bầu: Tỷ lệ sinh non cao, gây áp lực tâm lý, khó chịu trong thời gian mang thai, tiền đề của bệnh nhiễm trùng hậu sản,…

Vì vậy, thăm khám và phát hiện, điều trị sớm nấm âm đạo khi mang thai là việc làm cần thiết mà các mẹ bầu cần chú ý trong thai kỳ.

Khi nấm lan rộng và phát triển, sức khỏe của thai nhi và cả thai phụ rất dễ bị ảnh hưởng

Khi nấm lan rộng và phát triển, sức khỏe của thai nhi và cả thai phụ rất dễ bị ảnh hưởng

4. Điều trị nấm âm đạo trong thai kỳ như thế nào và những thắc mắc liên quan

Khi mẹ bầu bị nấm âm đạo, các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định tình trạng tổn thương, viêm nhiễm và đưa ra hướng dẫn, giải pháp điều trị phù hợp.

4.1. Nấm âm đạo khi mang thai cần xử lý như thế nào?

Do điều kiện sức khỏe của các mẹ cũng như tính cấp thiết của việc điều trị, tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi mà các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc để khắc phục. Cụ thể:

– Imidazole: Đây là loại thuốc kháng sinh chống nấm tại chỗ, rất an toàn. Hiệu quả điều trị nấm âm đạo của Imidazole có thể lên tới 80, 90%.

– Miconazol: Đây cũng là một loại kháng nấm điều trị tại chỗ, được chỉ định cho cả phụ nữ mang thai. Thuốc có khả năng can thiệp tới quá trình tổng hợp ergosterol, ức chế tế bào nấm, đem lại hiệu quả rõ rệt.

– Clotrimazole: Đây loại thuốc đặc trị nấm Candida dạng kem hoặc viên đặt. Thuốc đặt được chỉ định cho phụ nữ mang thai, dùng vào mỗi buổi tối với liều lượng thích hợp, đặt thuốc trong 7 ngày liên tiếp. Nếu sau 7 ngày mà nấm vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng tới mẹ bầu, cần thăm khám ngay để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn.

Với tất cả những loại thuốc đặc trị nấm âm đạo, thai phụ cần thăm khám và nghe theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tự ý thay đổi liều lượng dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Việc khám và nắm được nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết. Bên cạnh sử dụng thuốc, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích khi điều trị, giúp các mẹ bầu nhanh chóng cải thiện nấm âm đạo trong thai kỳ.

4.2. Lời khuyên để kiểm soát tình trạng nấm âm đạo khi mang thai

Bên cạnh việc điều trị nấm âm đạo, để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ, kiểm soát tốt tình trạng nấm, tránh để tế bào nấm sinh sôi, phát triển, các bác sĩ thường khuyến cáo các mẹ bầu:

– Thường xuyên khám phụ khoa, khám thai định kỳ và thông báo với bác sĩ khi nhận thấy tình trạng nấm âm đạo xấu đi.

– Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục trong thời gian bị nấm âm đạo tấn công khi mang thai.

– Vệ sinh vùng kín cẩn thận, sạch sẽ, làm sạch từ trước tới sau.

– Không tự ý sử dụng thuốc để bôi, đặt vào vùng kín.

– Uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn để nâng cao sức đề kháng tự nhiên. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều đường.

– Tùy vào tình trạng nấm âm đạo của thai phụ gần thời điểm dự sinh, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên sinh thường hay sinh mổ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

– Giặt sạch đồ lót riêng, phơi quần áo, đồ lót ở nơi thoáng gió, sạch sẽ, nhiều ánh nắng. Sau khi điều trị nấm thành công, các mẹ bầu nên thay toàn bộ đồ lót để tránh tế bào nấm còn tồn tại trên vải, gây tái nhiễm trở lại hoặc các vấn đề phụ khoa khác.

Thai phụ cần thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, nghe theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Thai phụ cần thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, nghe theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa

Thai phụ cần lưu ý nấm âm đạo càng được phát hiện và điều trị sớm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa của mẹ, thai nhi cũng như quá trình sinh nở càng thấp. Bởi vậy, việc khám thai định kỳ, thông báo tình trạng sức khỏe với các bác sĩ chuyên khoa là cực kỳ cần thiết. Mẹ nên chọn những địa chỉ y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để thực hiện khám và điều trị bệnh phụ khoa này.

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, các mẹ bầu đăng ký Thai sản trọn gói của chúng tôi đều được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe phụ khoa trong thai kỳ cẩn thận qua mỗi lần khám thai định kỳ. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng máy móc, thiết bị hiện đại có thể chẩn đoán và đưa ra những giải pháp điều trị tích cực nhất cho các mẹ khi bị viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ. Các mẹ bầu từ đó có thể hoàn toàn yên tâm, giữ tâm lý ổn định, tích cực để sẵn sàng chờ ngày đón con yêu tới với gia đình.

Không chỉ vậy, dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI còn đem lại rất nhiều quyền lợi hấp dẫn cho các mẹ bầu, giúp mẹ và bé có những trải nghiệm tuyệt vời, xứng đáng với vị trí dẫn đầu trong các bệnh viện có chất lượng dịch vụ thai sản bậc nhất thủ đô.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital