Mẹ bầu nào không nên thực hiện gây tê ngoài màng cứng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Gây tê ngoài màng cứng từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề khiến các mẹ bầu dấy nên nhiều tranh cãi. Nhiều mẹ bầu cho rằng, việc thực hiện phương pháp này sẽ khiến cho mẹ dễ bị đau lưng sau này, bản thân thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng và không tốt về sau. Vậy trên thực tế điều này có thực sự đúng hay không?

1. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng được thực hiện ra sao?

1.1 Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng được xem là một thủ thuật giúp cho cuộc vượt cạn của mẹ trở nên dễ dàng hơn, giúp làm giảm cơn đau và giúp mẹ giữ sức cho cuộc vượt cạn. Để thực hiện phương pháp này, mẹ sẽ được gây tê khi cổ tử cung đã mở được 2-3cm. Sau đó, trong suốt quá trình sinh nở của mẹ, cơn đau cũng được giảm thiểu đi rất nhiều, từ đó cuộc sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Việc xuất hiện cơn đau lưng sau khi sinh cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nào do mũi tiêm gây tê gây ra, nó phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa của mỗi mẹ bầu. Việc đau lưng sau khi sinh ở nhiều mẹ cũng xuất phát từ việc ảnh hưởng trong quá trình mang thai. Để biết được chính xác bản thân mình có phù hợp với phương pháp này hay không, mỗi mẹ bầu sẽ được bác sĩ Sản khoa thăm khám cũng như đưa ra chỉ định phù hợp.

Gây tê ngoài màng cứng được xem là một thủ thuật giúp cho cuộc vượt cạn của mẹ trở nên dễ dàng hơn, giúp làm giảm cơn đau và giúp mẹ giữ sức cho cuộc vượt cạn.

Gây tê ngoài màng cứng được xem là một thủ thuật giúp cho cuộc vượt cạn của mẹ trở nên dễ dàng hơn, giúp làm giảm cơn đau và giúp mẹ giữ sức cho cuộc vượt cạn.

1.2 Quy trình thực hiện gây tê diễn ra như thế nào?

Ban đầu, khi lần đầu tiên nhìn thấy chiếc kim tiêm sẽ khiến mẹ cảm thấy lo lắng, vì kích thước của nó khá to. Nhưng mẹ hãy yên tâm nhé, thực chất quá trình thực hiện sẽ không quá đau và không quá đáng sợ như mẹ đang lo lắng đâu. Thời điểm bác sĩ bắt đầu thực hiện, mẹ sẽ cảm thấy nhói lên một chút và sau đó là cảm giác mát lạnh sau lưng khi mũi kim đưa vào.

Mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm nghiêng hoặc ngồi, co người lại, cong lưng để bác sĩ có thể nhìn thấy rõ vùng cột sống. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng vùng thắt lưng cho mẹ, tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau khi đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống của mẹ. Sau khi đã thực hiện gây tê, ống thuốc được đặt vào qua kim tiêm lớn với một lượng nhỏ thử nghiệm.

Lúc này, mẹ hãy cố gắng thư giãn, hít thở sâu và hạn chế cử động nhé. Bước cuối cùng, chỉ cần bác sĩ cố định thuốc bằng băng keo y tế, chờ một chút không có phản ứng phụ thì một túi dịch sẽ được nối với ống mềm trên lưng đặt ở chế độ chảy liên tục sẽ giúp mẹ giảm đau và trải qua cảm giác sinh nở nhẹ nhàng.

Thời điểm bác sĩ bắt đầu thực hiện gây tê, mẹ sẽ cảm thấy nhói lên một chút và sau đó là cảm giác mát lạnh sau lưng khi mũi kim đưa vào.

Thời điểm bác sĩ bắt đầu thực hiện gây tê, mẹ sẽ cảm thấy nhói lên một chút và sau đó là cảm giác mát lạnh sau lưng khi mũi kim đưa vào.

2. Mẹ bầu nào không nên thực hiện gây tê ngoài màng cứng?

Với những mẹ mắc phải tình trạng bị nhiễm trùng trong và xung quanh cột sống, nhiễm trùng huyết – nhiễm trùng trong máu, mẹ có vấn đề về đông máu hay xuất huyết nhiều thì không nên thực hiện phương pháp gây tê – giảm đau khi sinh thường.

2.1 Tác dụng phụ của phương pháp này có thực sự tồn tại?

Một số tác dụng phụ của phương pháp này được bác sĩ khuyến cáo mẹ trước khi thực hiện như là:

– Việc tiến hành gây tê khi thường mặc dù sẽ giúp cho mẹ đẻ nhanh hơn rất nhiều nhưng cũng có thể sẽ làm chậm quá trình sinh. Đó là khi mẹ tiêm thuốc quá sớm, cổ tử cung chưa mở đủ. Chính vì vậy, khoảng thời gian được xem là thích hợp khi cổ tử cung mở đủ từ 2-3cm.

– Việc gây tê có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp, hạ tim chậm, đau đầu hoặc đau lưng. Tuy nhiên, tỷ lệ sẽ khá là thấp.

Mặc dù phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ gây ra tác dụng phụ, nhưng cho đến này các bác sĩ vẫn khẳng định đây là một phương pháp an toàn và nhân văn, là một tiến bộ y khoa vượt bậc giúp giảm tải và khiến cho quá trình sinh nở của phụ nữ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cho đến nay, khoa học đã tổng kết lại tỉ lệ sản phụ bị mắc phải tác dụng phụ về sau của phương pháp giảm đau này là rất thấp. Chỉ trừ một số trường hợp mẹ bầu có vấn đề về máu, mẹ sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc huyết áp quá thấp thì không nên áp dụng phương pháp này mà thôi. Nếu như lo ngại, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm trước sinh và yêu cầu bác sĩ kiểm tra xem cơ thể của mẹ có phù hợp để thực hiện gây tê hay không.

Cho đến này các bác sĩ vẫn khẳng định đây là một phương pháp an toàn và nhân văn, là một tiến bộ y khoa vượt bậc giúp giảm tải và khiến cho quá trình sinh nở của phụ nữ trở nên nhẹ nhàng

Cho đến này các bác sĩ vẫn khẳng định đây là một phương pháp an toàn và nhân văn, là một tiến bộ y khoa vượt bậc giúp giảm tải và khiến cho quá trình sinh nở của phụ nữ trở nên nhẹ nhàng

2.2 Phương pháp giảm đau này có gây ảnh hưởng tới em bé?

Chắc hẳn đây là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và cũng vì lo ngại vấn đề này nên nhiều mẹ đã quyết định chịu đau mà không có bất kỳ liệu pháp giảm đau nào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dựa trên chỉ số Apgar – kết quả kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ sơ sinh được thực hiện ngay sau khi em bé chào đời cho thấy: “Việc áp dụng gây tê ngoài màng cứng đã có những tác động tích cực đến quá trình sinh và khiến cho em bé của bạn trở nên khỏe mạnh hơn”. Thật tuyệt vời khi mẹ vừa có thể vượt cạn ít đau và em bé vẫn được chào đời khỏe mạnh phải không nào.

Hiện nay, tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, phương pháp này đã được triển khai rộng rãi và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các mẹ bầu vượt cạn tại bệnh viện. Với đội ngũ bác sĩ gây tê giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại vật chất, các bác sĩ có thể tính toán chính xác từng lưu lượng thuốc sao cho phù hợp cho mỗi cơ thể của mẹ bầu, giúp mẹ có một hành trình vượt cạn đơn giản và nhẹ nhàng hơn.

Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI còn chú trọng về chất lượng dịch vụ thai sản trọn gói cho mẹ bầu, giúp mẹ chuẩn bị mọi đồ dùng đi sinh từ A-Z từ quần áo cho hai mẹ con, bỉm, sữa, máy hâm sữa,… Từ đó, mẹ có thể thảnh thơi đi sinh mà không còn phải bận lòng quá nhiều về việc chuẩn bị nữa. Ngoài ra, trong suốt khoảng thời gian lưu viện của mẹ, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng sẽ thường xuyên chăm sóc và hỏi han. Đặc biệt, đội ngũ điều dưỡng sẽ luôn bên mẹ 24/24 để hỗ trợ mẹ trong việc ăn uống cũng như chăm sóc bé, giúp mẹ tận hưởng tối đa thời gian nghỉ ngơi.

Việc áp dụng gây tê ngoài màng cứng đã có những tác động tích cực đến quá trình sinh và khiến cho em bé của bạn trở nên khỏe mạnh hơn

Việc áp dụng gây tê ngoài màng cứng đã có những tác động tích cực đến quá trình sinh và khiến cho em bé của bạn trở nên khỏe mạnh hơn

Nếu như bạn là một người sắp trải qua hành trình vượt cạn hay là một trong đang trên con đường chuẩn bị cho hành trình mang thai thì chúng tôi luôn hy vọng rằng, những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này đã mang đến một góc nhìn tổng quan nhất cho bạn về phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Nếu như, bạn có vấn đề nào thắc mắc hay cần hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được trả lời nhanh nhất và chính xác nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital