Mẹ bầu có biết Kỹ thuật bấm ối được thực hiện thế nào không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bấm ối là một thủ thuật được dùng trong chuyển dạ đẻ thường, khi cổ tử cung đã mở, đã có thể tiếp cận đầu ối. Mục đích của kỹ thuật bấm ối là chủ động để nước ối thoát ra ngoài, làm giảm áp lực buồng ối, rút ngắn thời gian chuyển dạ. Kỹ thuật bấm ối cụ thể thế nào sẽ được chúng tôi giới thiệu cụ thể sau đây.

1. Kỹ thuật bấm ối tiến hành thế nào?

– Chuẩn bị dụng cụ bấm ối, đồng thời giải thích cho mẹ bầu hiểu được tác dụng của bấm ối, hướng dẫn thai phụ tư thế sản khoa, thở đều, không rặn.

– Cần nghe tim thai trước khi thực hiện, ghi nhận tần số tim thai, cường độ đều hay không đều.

– Dùng nước vô khuẩn rửa sạch âm đạo, người thực hiện rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

– Người bấm ối một tay đưa kim chọc ối vào âm đạo cách cầm kim bấm ối nằm giữa 2 ngón tay hướng tới đầu ối, chờ đến thời điểm bấm ối. Nếu như đầu ối phồng thì bấm ối ngoài cơn co tử cung, nếu đầu ối dẹt thì bấm trong cơn co tử cung.

– Thực hiện kỹ thuật bấm ối bằng cách: Đẩy nhẹ kim chọc vào màng ối, lúc này nước ối sẽ chảy ra theo ngón tay, quan sát số lượng, màu sắc. Tay còn lại rút kim chọc ối. Khi nước ối chảy ra hết xé rộng màng ối, kiểm tra xem có sa dây rau, các chi và ngôi thai có bất thường không. Nghe lại tim thai, xem lại tình trạng cổ tử cung, ngôi thai…

Kỹ thuật bấm ối được dùng trong chuyển dạ đẻ thường, khi cổ tử cung đã mở, đã có thể tiếp cận đầu ối.

Kỹ thuật bấm ối được dùng trong chuyển dạ đẻ thường, khi cổ tử cung đã mở, đã có thể tiếp cận đầu ối.

2. Một số lưu ý khi thực hiện bấm ối

– Nếu bấm ối với mẹ bị rau tiền đạo thì sau khi chọc đầu ối, xé rộng màng ối song song bờ bánh rau, tránh xé vào bánh rau làm chảy máu.

– Nếu bấm ối với mẹ mang đa thai, để sản phụ nằm đầu dốc mông cao, dùng kim chọc một lỗ nhỏ ở ối, chọc ngoài cơn co tử cung, nước ối chảy ra từ từ, khi nước ối chảy gần hết mới xé màng ối. Nếu nước ối chảy ào ra ngoài, sản phụ sẽ dễ bị sốc, sự giảm đột ngột áp lực vùng bụng cũng khiến mẹ hoảng sợ, cách này cũng dễ gây sa dây rau, sa các chi, ngôi bất thường.

– Với ngôi ngang: Khi đã có chỉ định nội xoay thai, sau khi chọc ối, cần xé rộng màng ối, đưa tay vào buồng tử cung tìm chân thai nhi làm nội xoay. Trường hợp này cần lưu ý là nước ối càng được giữ trong buồng tử cung nhiều nội xoay thai nhi càng dễ.

Với ngôi ngang: Khi bấm ối, cần xé rộng màng ối, đưa tay vào buồng tử cung tìm chân thai nhi làm nội xoay.

Với ngôi ngang: Khi bấm ối, cần xé rộng màng ối, đưa tay vào buồng tử cung tìm chân thai nhi làm nội xoay.

3. Một số biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện bấm ối

– Sa dây rau: Nếu sau khi bấm ối có hiện tượng sa dây rau, cần cho sản phụ thấp đầu kê mông cao, dùng 2 ngón tay đẩy rau lên. Nếu không được, cần lập tức thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai. Sa dây rau thường được phát hiện sau bấm ối bằng cách nghe tim thai.

– Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng thai: Trường hợp này là mẹ bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc đã bấm ối trên 6 giờ nhưng thai vẫn chưa sổ ra.

– Có thể chọc vào thai: Kim chọc ối chạm vào phần thai nên tổn thương thường gặp trong màng ối.

– Tụ sau rau, rau bong non.

Bấm ối cũng có nguy cơ gây ra một số biến chứng. Mẹ bầu cần chọn bác sĩ và địa chỉ uy tín để thực hiện kỹ thuật này.

Bấm ối cũng có nguy cơ gây ra một số biến chứng. Mẹ bầu cần chọn bác sĩ và địa chỉ uy tín để thực hiện kỹ thuật này.

Kỹ thuật bấm ối là gì? Thực hiện thế nào? Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã mang đến cho bạn đọc những chia sẻ hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital