Phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên được thực hiện như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sinh mổ lấy thai là phẫu thuật phổ biến nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay cho sinh thường qua ngả âm đạo. Phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên được thực hiện thế nào? Hãy tìm hiểu những thông tin sau đây.

Những hình thức phẫu thuật lấy thai

Sinh mổ chủ động: Được chỉ định của bác sĩ sản khoa, có sự đồng ý của mẹ bầu, việc thực hiện sinh mổ được bắt đầu trước khi người mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ. Thường bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện mổ chủ động ở tuần 39 – 40 chỉ những trường hợp nào khẩn cấp do bất thường sức khỏe của mẹ và thai nhi mới thực hiện sớm so với dự định.

Phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên

Phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên

– Sinh mổ khẩn cấp: Được thực hiện khi có biến chứng sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ. Lúc này thai nhi cần được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút một cách khẩn cấp.

Chỉ định phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên

– Kích thước khung chậu người mẹ hẹp.

– Kích thước thai quá lớn không thể lọt qua khung xương chậu; ngôi của trẻ không thuận lợi như ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mông…

– Mang đa thai.

– Mẹ mắc một số bệnh gây trở ngại với việc trẻ ra ngoài qua đường âm đạo như viêm nhiễm phụ khoa,,..

– Mẹ đã phẫu thuật thai nhiều lần trước đó.

Thực hiện phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên

– Chuẩn bị:

  • Sản phụ được kiểm tra sức khỏe, vệ sinh thân thể, thay áo dành riêng cho bệnh nhân phẫu thuật…
  • Sản phụ được thực hiện gây tê hoặc gây mê tùy thuộc tình trạng cụ thể.
  • Sản phụ được sát trùng vùng bụng, đặt ống thông tiểu thuận tiện cho quá trình theo dõi sự lọc thải của cơ thể.
  • Bác sĩ rửa tay bằng xà bông và nước, khử trùng tay, mặc bộ trang phục vô trùng sử dụng riêng trong phòng mổ, mang găng để chuẩn bị phẫu thuật.
  • Tâm lý sản phụ luôn hồi hộp, lo lắng, vì vậy bác sĩ cần trò chuyện trấn an động viên và giải đáp các thắc mắc để sản phụ yên tâm hơn.
  • Y tá chuẩn bị đầy đủ trang phục, vật dụng, thuốc…
Sản phụ được thực hiện gây tê hoặc gây mê tùy thuộc tình trạng cụ thể.

Sản phụ được thực hiện gây tê hoặc gây mê tùy thuộc tình trạng cụ thể.

– Thực hiện Phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên

  • Bác sĩ thực hiện rạch một đoạn ngang nhỏ ở bụng, vùng dưới rốn. Thường vết mổ theo chiều ngang trên xương vệ, tiếp theo đến các lớp mô. Lúc này, máu sẽ chảy ra ở vết rạch, được y tá sẽ thấm bằng gạc đã khử trùng. Tới tử cung, bác sĩ tạo một vết cắt, tìm vị trí  em bé, lấy em bé từ tử cung ra ngoài.
  • Mọi thông số về nhịp tim, huyết áp… của sản phụ được theo dõi và ghi lại chính xác trong suốt quá trình mổ lấy thai.
  • Em bé được hút đờm nhớt ở họng, mũi…
  • Mẹ được thực hiện những công đoạn cuối cùng: như lấy nhau thai, lau sạch buồng tử cung, khâu lại vết mổ (khâu tử cung, thành bụng, lớp da bằng chỉ tự tiêu). Kiểm tra độ mở cổ tử cung giúp cho sự thoát sản dịch được tốt.
Sau khi em bé ra đời, mẹ được thực hiện những công đoạn cuối cùng của cuộc phẫu thuật.

Sau khi em bé ra đời, mẹ được thực hiện những công đoạn cuối cùng của cuộc phẫu thuật.

Chăm sóc sau mổ lấy thai

  • Hai ngày đầu co hồi tử cung sau khi sinh có thể làm sản phụ đau, có thể cần đến thuốc giảm đau nếu cần.
  • Chỉ nên nằm trên giường 24 giờ, sau đó nên tập đi lại vận động nhẹ nhàng.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital