Mang thai ngoài tử cung là tình trạng vô cùng nguy hiểm, bởi lẽ nó không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ bầu. Đó là lý do tại sao mà việc nhận biết các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung lại quan trọng đến vậy. Nếu chị em muốn biết mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì, hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi bên dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không nằm trong buồng tử cung của mẹ bầu, mà nằm ở các vị trí bên ngoài như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng, ổ phúc mạc. Trong số đó, có gần 95% thai ngoài tử cung nằm ở vòi trứng.
Trong quá trình thụ tinh, hàng triệu con tinh trùng của người chồng sẽ phóng vào âm đạo của người vợ. Tuy nhiên, chỉ có tinh trùng khỏe nhất và di động tốt nhất mới gặp được trứng và hình thành nên hợp tử. Sau đó, hợp tử sẽ phân chia tế bào và di chuyển qua ống dẫn trứng của người vợ để làm tổ trong buồng tử cung.
Trong những trường hợp mà hợp tử không thể vào bên trong tử cung mà chỉ có thể nằm ở vị trí bên ngoài tử cung, thì được gọi là mang thai ngoài tử cung. Trên thực tế, tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, để tránh nguy hiểm đến tính mạng, chị em nên thuộc lòng những dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung.
2. Mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì đặc biệt?
Thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo tín hiệu mang thai ngoài tử cung chị em nên biết là:
2.1. Chảy máu âm đạo bất thường
Đây là dấu hiệu bất thường rõ nhất mà chị em có thể tự nhận biết được. Sau khi quan hệ vợ chồng một vài tuần mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, một vài chị em sẽ thấy có một chút máu dính ở trên quần lót. Đây là dấu hiệu cho thấy chị em đã đậu thai. Hiện tượng này chính là máu báo thai. Tuy nhiên, nếu chị em thấy tình trạng chảy máu âm đạo kéo dài hơn bình thường và có màu đỏ sẫm, có thể chị em đã mang thai ngoài tử cung.
Theo các chuyên gia, hiện tượng này thường xảy ra khi thai làm tổ ở sai vị trí, nên nó dễ bị sảy thai và chảy máu. Một vài trường hợp thai làm tổ ở trong vòi trứng lớn dần lên sẽ ăn mòn mạch máu của vòi trứng, khiến vòi trứng căng phồng ra. Khi bào thai này lớn hơn sẽ làm vỡ mạch máu lẫn vòi trứng, gây ra tình trạng chảy máu ổ bụng và xuất huyết ra ngoài âm đạo.
Tuy nhiên, nhiều chị em lại hiểu lầm hiện tượng chảy máu âm đạo này là kinh nguyệt, đặc biệt là khi thời điểm ra máu trùng với chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, chị em cần phải chú ý quan sát thật kỹ, xem máu có màu gì, lượng máu chảy là bao nhiêu, độ đông và độ loãng của máu ra sao, có khác gì so với những chu kỳ kinh nguyệt trước hay không. Nếu thấy dấu hiệu bất thường này, chị em có khả năng mang thai ngoài tử cung, và phải tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.
2.2. Nồng độ hCG giảm hoặc tăng không đều
Khi thấy có dấu hiệu mang thai, bác sĩ thường khuyên chị em nên làm xét nghiệm nồng độ hCG. Bởi lẽ hCG thường được sinh ra ngay khi trứng được thụ tinh và làm tổ trên niêm mạc tử cung.
Khi mang thai, nồng độ hCG sẽ xuất hiện ở trong máu của mẹ và tăng nhanh, đạt mức tối đa lúc thai nhi được 10 tuần tuổi. Sau đó, nồng độ hCG sẽ giảm xuống ở một mức độ ổn định vào tháng thứ 4 của thai kỳ và kéo dài cho tới lúc sinh em bé. Tuy nhiên, nếu trong thời điểm này, nồng độ hCG tăng không đều hoặc giảm dần ở mức thấp hơn so với nồng độ hCG tiêu chuẩn, chị em có khả năng mang thai ngoài tử cung.
2.3. Đau bụng dữ dội ở một bên
Đau bụng dữ dội ở một bên là dấu hiệu rõ ràng, giúp chị em nhận biết được mình có mang thai ngoài tử cung hay không. Thực chất, những cơn đau bụng này thường xảy ra ở ngay vị trí khối thai làm tổ. Mới đầu, đây chỉ là những cơn đau âm ỉ. Sau đó, nó sẽ tăng dần theo thời gian và kéo dài liên tục do khối thai làm tổ ngoài tử cung ngày một phát triển. Trong trường hợp khối thai ngoài tử cung bị vỡ, chị em sẽ cảm thấy bụng quặn lại, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và ngất xỉu.
2.4. Chuột rút thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ
Khi mang thai ngoài tử cung, các khối thai thường nằm ở vòi trứng, ổ bụng, buồng trứng,… Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thấy hiện tượng chuột rút xuất hiện nhiều lần và kéo dài thì có thể đã mang thai ngoài tử cung. Bởi lẽ khối thai đó đang nằm chèn ép lên các mạch máu và nếu để tình trạng này kéo dài lâu hơn, khối thai có nguy cơ bị căng phồng và vỡ ra.
2.5. Cảm thấy khó chịu khi đi vệ sinh
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu khi đi vệ sinh bởi lẽ lúc này, thai nhi nằm chèn ép lên bàng quang và ruột. Tuy nhiên, khi mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu sẽ cảm thấy mót rặn như bị táo bón. Thêm vào đó, viêm nhiễm vùng kín khi mang thai còn khiến mẹ bầu cảm thấy đau buốt khi đi tiểu. Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
2.6. Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Khi khối thai ngoài tử cung lớn dần lên mẹ bầu sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và ù tai. Đặc biệt là khi thai ngoài tử cung bị vỡ, mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu ở bụng, khiến cơ thể bị ngất xỉu. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
2.7. Đau vai gáy ở giai đoạn đầu của thai kỳ
Khi khối thai ngoài tử cung chèn ép các mạch máu ở vị trí nó làm tổ và lớn dần dẫn đến tình trạng vỡ thai, chị em sẽ thấy hiện tượng chảy máu âm đạo và đau nhức vùng vai gáy. Theo các chuyên gia, dấu hiệu dễ nhận biết nhất của mang thai ngoài tử cung là đau nhức vai gáy kèm theo đau bụng, chảy máu âm đạo và cơ thể mệt mỏi.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung là gì?
Thông thường, tình trạng mang thai ngoài tử cung thường xảy ra khi hợp tử bị mắc kẹt ở vòi trứng trong quá trình di chuyển vào buồng tử cung. Nguyên nhân chính của hiện tượng mang thai ngoài tử cung này là do:
– Chị em từng phẫu thuật vòi trứng, nên có vết sẹo gây hẹp vòi trứng.
– Chị em mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như viêm nhiễm phụ khoa, sùi mào gà, bệnh lậu mủ, giang mai,…
– Chị em bị hẹp vòi trứng hay tắc vòi trứng bẩm sinh.
– Chị em mang thai từ 35 tuổi trở lên.
– Chị em từng chữa vô sinh hiếm muộn.
– Chị em mắc bệnh phụ khoa như viêm buồng trứng, viêm tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung.
– Chị em từng nạo phá thai không đúng cách, khiến tử cung bị tổn thương, vì vậy hợp tử không thể di chuyển vào đúng vị trí.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì?”. Từ đó, giúp chị em hạn chế được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Trên đây là những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung chị em nên nắm rõ. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác nhất, chị em cần thăm khám, siêu âm kết hợp làm xét nghiệm beta hCG để được bác sĩ chẩn đoán.