Mách bạn một số thuốc giảm đau răng hiệu quả và an toàn

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Dược sĩ

Phạm Minh Hưng

Trưởng khoa Dược

Cơn đau răng ác mộng luôn đeo bám dai dẳng, khiến bạn mất ngủ, khó tập trung vào công việc hay sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng thuốc giảm đau răng là giải pháp tạm thời nhanh chóng để giảm nhẹ cơn đau cho đến khi có thể điều trị triệt để nguyên nhân gây đau. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng đảm bảo an toàn và hiệu quả như nhau, đặc biệt nếu dùng sai cách. Hãy cùng tìm hiểu về những loại thuốc có tác dụng giảm đau phổ biến hiện nay và cách sử dụng đúng để đạt được hiệu quả như mong muốn nhé.

1. Các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả hiện nay

1.1. Thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs):

Một số loại thuốc giảm đau nhanh và chống viêm hiệu quả không chứa Steroid gồm có:

– Ibuprofen.

– Naproxen.

– Diclofenac.

– Meloxicam.

– Etoricoxib.

Chúng được chỉ định dùng trong trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm theo ê buốt, sưng tấy. Ngoài giảm đau, nhóm thuốc này còn giúp bổ sung kháng viêm và loại bỏ cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Nếu dùng đúng và đủ lều thì hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức thì có thể gây tác dụng phụ.

1.2. Paracetamol

Paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen) là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt thường được chỉ định trong các trường hợp đau răng nhẹ đến vừa phải. Đây là lựa chọn an toàn hơn so với các thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) đối với những người có vấn đề về dạ dày.

Ưu điểm của Paracetamol:

– An toàn hơn cho dạ dày khi sử dụng ngắn hạn so với NSAIDs.

– Phù hợp cho nhiều đối tượng như phụ nữ mang thai, người già, trẻ em (với liều lượng thích hợp).

– Làm giảm đau và hạ sốt hiệu quả ở liều thường dùng.

– Được bào chế nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nang, siro…dễ sử dụng.

Tuy nhiên, Paracetamol cũng có một số hạn chế:

– Hiệu quả giảm đau kém hơn so với NSAIDs đối với cơn đau dữ dội.

– Không có tác dụng kháng viêm như nhóm thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs).

– Có nguy cơ gây tổn thương gan nghiêm trọng nếu sử dụng liều cao hoặc kéo dài quá lâu.

thuốc giảm đau răng phổ biến

Paracetamol thường được chỉ định trong các trường hợp đau răng nhẹ đến vừa phải

1.3. Nhóm thuốc gây tê tại chỗ

Nhóm này là lựa chọn hiệu quả để giảm bớt cơn đau răng nhanh chóng và tạm thời. Sản phẩm có thể ở dạng dung dịch, gel hoặc dạng xịt. Có thể kể đến số sản phẩm thuộc nhóm này như:

– Lidocaine.

– Benzocaine.

– Tetracaine.

– Prilocaine.

Ưu điểm của nhóm thuốc gây tê:

– Hiệu quả giảm đau nhanh chóng, người bệnh dễ cảm nhận được chỉ trong vòng 30 giây đến 2 phút sau khi dùng.

– Dễ sử dụng.

– An toàn với hầu hết từ trẻ em, người trưởng thành đến người già.

Tuy nhiên nhóm này vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ:

– Tác dụng chỉ kéo dài trong khoảng 15-60 phút, khá ngắn

– Không sử dụng cho em bé sơ sinh (dưới 2 tuổi)

– Có thể gây ra tác dụng phụ khi các chất thẩm thấu vào cơ thể qua niêm mạc trong thời gian dài, từ đó gây tình trạng tích lũy chất có hại. Đặc biệt, hoạt chất benzocaine có nhiều ảnh hưởng không mong muốn, không được dùng cho trẻ nhỏ.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc sao cho an toàn

Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc để làm giảm đau răng:

– Luôn đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc về liều lượng và cách dùng. Tuân thủ đúng chỉ dẫn của nha sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo sử dụng an toàn.

– Không tự ý tăng liều hoặc dùng kéo dài quá lâu nếu không có chỉ định của chuyên gia y tế. Điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ đáng tiếc từ các thành phần của thuốc.

– Tránh dùng đồng thời nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau vì có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng do phản ứng giao thoa giữa các thành phần.

– Không sử dụng bất cứ loại thuốc đau răng nào cho trẻ dưới 2 tuổi trừ khi được chỉ định và theo dõi cẩn thận bởi bác sĩ nhi khoa.

– Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau răng cho phụ nữ mang thai. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn loại thuốc an toàn.

– Ngưng sử dụng và tham vấn ý kiến từ chuyên gia y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu phản ứng dị ứng nào như khó thở, sưng tấy, nổi mẩn đỏ trên da.

lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Không tự ý tăng liều hoặc dùng kéo dài quá lâu nếu không có chỉ định của chuyên gia y tế

3. Câu hỏi thường gặp về thuốc giảm đau răng

3.1. Thuốc giảm đau răng có tác dụng nhanh chóng thật không?

Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

– Loại thuốc: Với thuốc giảm đau thông thường có thể mất 30-60 phút để phát huy tác dụng. Với thuốc gây tê tại chỗ có tể làm tê khu vực bị đau trong vòng 1-2 phút.

– Mức độ nghiêm trọng của cơn đau: Cơn đau nhẹ có thể thuyên giảm nhanh hơn so với cơn đau dữ dội.

– Liều lượng thuốc: Liều lượng cao hơn có thể giúp giảm đau nhanh hơn, nhưng cũng có thể dẫn đến nguy cơ tác dụng phụ cao hơn.

Nhìn chung, người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ mới có thể làm giảm bớt cơn đau cũng như nhanh chóng phục hồi.

3.2. Thuốc giảm đau răng có gây ra tác dụng phụ nào không?

Thuốc giảm đau răng có thể gây ra một số tác dụng phụ, có thể kể đến như:

– Buồn nôn.

– Tiêu chảy.

Đau dạ dày.

– Nhức đầu.

– Chóng mặt.

– Mệt mỏi.

– Buồn ngủ.

– Phản ứng dị ứng: Ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy.

Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

Loét dạ dày.

– Xuất huyết tiêu hóa.

– Gan và thận gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của chúng.

– Tăng huyết áp.

Rối loạn nhịp tim.

3.3. Có cách nào giảm đau răng mà không dùng thuốc không?

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể kết hợp với một số biện pháp sau để giảm nhẹ cơn đau răng hiệu quả hơn:

– Chườm lạnh ở khu vực đau sẽ giúp làm giảm hiệu quả cơn nhức nhối.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước muối để súc miệng. Chỉ có vậy mới loại bỏ được những mảng bám, vi khuẩn trong kẽ răng – đây là nguyên nhân khiến cơn đau thêm trầm trọng. Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp sạch khuẩn, giảm sưng tấy.

cải thiện cơn đau răng không cần dùng thuốc

Vệ sinh răng miệng hàng ngày để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong các kẽ răng – Đây là những tác nhân khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn

Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng thuốc giảm đau răng một cách hiệu quả và an toàn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital