Làm sao để đối phó với bệnh trĩ khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Bệnh trĩ thường xảy ra khi phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé. Làm sao để đối phó với bệnh trĩ khi mang thai?

Khi mang thai, chị em dễ mắc trĩ
Mang thai và thời kỳ sau đó, phụ nữ dễ bị trĩ, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ và tháng đầu tiên sau sinh nguyên nhân là do:

Bị bệnh trĩ khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu

Bị bệnh trĩ khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu

Khi mang thai, tử cung của phụ nữ phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
Hơn nữa, chính thai nhi đang lớn dần làm tăng áp lực lên vùng hậu môn cũng là nguyên nhân. Việc đứng hoặc ngồi liên tục trong một thời gian quá lâu cũng dẫn tới nguy cơ mắc trĩ.
Làm sao để đối phó với bệnh trĩ khi mang thai?
Bệnh trĩ khi mang thai là vấn đề thường gặp ở đa số chị em phụ nữ. Vậy làm sao để đối phó với bệnh trĩ khi mang thai ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng
Tránh táo bón: Khi mang thai, bạn nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau và uống nhiều nước khoảng tám đến mười ly một ngày. Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.
Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu không nhịn vệ sinh vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn. Không nên sử dụng điện thoại, đọc báo,.. trong thời gian đi vệ sinh.

Mẹ bầu nên tăng cường ăn những thực phẩm mát gan

Mẹ bầu nên tăng cường ăn những thực phẩm mát gan

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.
Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.
Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày.
Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
Không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và thai phụ.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92/0936 388 288 để được tư vấn hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital