Làm gì khi bị quai bị? gặp ở người lớn với tỷ lệ thấp hơn

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do paramyxovirus gây ra. Trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên là những đối tượng có nguy cơ cao bị quai bị. Bệnh cũng có thể gặp ở người lớn với tỷ lệ thấp hơn. Q

Bị quai bị có thể dẫn tới biến chứng vô sinh nếu không điều trị đúng cách.

Bị quai bị có thể dẫn tới biến chứng vô sinh nếu không điều trị đúng cách.

Do đó nhiều người hay rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng không biết phải làm gì khi bị quai bị?

Trước hết cần biết hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người bị quai bị. Phần lớn các trường hợp quai bị sẽ cải thiện dần và biến mất trong vòng 1 tuần mà không ra bất cứ vấn đề dài hạn nào.
Điều trị nhằm mục đích giảm bớt các triệu chứng cho đến khi hệ thống miễn dịch của cơ thể xóa bỏ hoàn toàn virus:

  • Dùng paracetamol hay ibuprofen để giảm bớt sốt và đau
  • Cho trẻ uống thật nhiều nước , đặc biệt nếu trẻ bị sốt cao. Tuy nhiên lưu ý không sử dụng nước trái cây vì có thể gây kích thích các tuyến mang tai sản xuất ra nhiều nước bọt, gây đau nhiều hơn. Nước lọc là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.
  • Nhìn chung các bệnh nhân bị quai bị sẽ trở lại bình thường trong sau khoảng 7 – 10 ngày. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu phát hiện thấy các biến chứng đang phát triển.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng nên có ý thức phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh bởi quai bị là bệnh truyền nhiễm. Mặc dù mất khoảng 14 – 25 ngày các triệu chứng mới xuất hiện nhưng bệnh đã có thể lây nhiễm từ trước đó. Thời kì lây truyền mạnh nhất là 2 ngày trước khi có sưng tuyến mang tai và 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng này.

Người bị quai bị không nên đi học, đi làm hay tụ tập chỗ đông người và tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

Người bị quai bị không nên đi học, đi làm hay tụ tập chỗ đông người và tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

Trẻ em được tiêm phòng từ trước thường không có khả năng bị quai bị. Tuy nhiên tiêm chủng không phải lúc nào cũng hiệu quả 100%. Ngoài ra một số người lớn có thể chưa được tiêm chủng hoặc trẻ có hệ miễn dịch kém. Vì vậy người bị quai bị không nên đi học, đi làm hay tụ tập chỗ đông người và tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế nguy cơ lây bệnh. Nên thực hiện những điều này ngay cả khi mới bắt đầu nghi ngờ quai bị và 5 ngày sau khi tuyến mang tai bị sưng.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về bệnh quai bị, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital