Kính thuốc: Thông tin từ A đến Z

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Cùng với sự gia tăng tỷ lệ mắc tật khúc xạ, nhu cầu sử dụng kính thuốc ngày càng tăng. Vậy kính thuốc là gì, có những loại kính thuốc nào và đâu là lưu ý khi mua kính thuốc? Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn câu trả lời của tất cả các câu hỏi đó, đừng bỏ lỡ bạn nhé!

1. Kính thuốc là gì?

Kính thuốc là các thấu kính được sử dụng để cải thiện thị lực. Ứng dụng phổ biến nhất của kính thuốc là khắc phục các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị. Kính thuốc cũng được phân loại dựa trên tật khúc xạ mà nó khắc phục.

2. Có những loại kính thuốc nào?

2.1. Kính cận thị

Trong 4 tật khúc xạ thì cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất. Người cận thị sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở khoảng cách xa. Nếu đeo kính cận thị đúng độ, người cận thị có thể cải thiện vấn đề này. Độ cận thị được chia thành 3 nhóm: Cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng.

– Cận nhẹ: Độ cận dưới 3 đi-ốp.

– Cận trung bình: Độ cận từ 3 đến 6 đi-ốp.

– Cận nặng: Độ cận trên 6 đi-ốp.

Nếu đeo kính cận thị đúng độ, người cận thị có thể cải thiện vấn đề này.

Độ cận thị được chia thành 3 nhóm: Cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng.

2.2. Kính viễn thị

Trái với người cận thị, người viễn thị nhìn xa thì không khó nhưng nhìn gần thì khó. Độ viễn thị cũng được chia thành 3 nhóm: Viễn nhẹ, viễn trung bình và viễn nặng.

– Viễn nhẹ: Độ viễn dưới 2 đi-ốp.

– Viễn trung bình: Độ viễn từ 2 đến 5 đi-ốp.

– Viễn nặng: Độ viễn trên 5 đi-ốp.

2.3. Kính loạn thị

Người loạn thị không thể nhìn rõ dù là các vật ở gần hay các vật ở xa. Tật khúc xạ này phát sinh do hình dạng của giác mạc bất thường. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị để trở thành cận loạn và đi kèm với viễn thị để trở thành viễn loạn.

2.4. Kính lão thị

Lão thị là tật khúc xạ thường chỉ gặp ở người lớn tuổi. Tật khúc xạ này thường bị nhầm với viễn thị do người mắc nó cũng gặp khó khăn khi nhìn gần nhưng lại không gặp khó khăn khi nhìn xa. Tuy nhiên, 2 tật khúc xạ này là hoàn toàn khác nhau, về nguyên nhân cũng như đặc điểm và phương pháp điều trị.

3. Đâu là lưu ý khi mua kính thuốc?

3.1. Lựa chọn tròng kính

Yêu cầu tiên quyết khi sử dụng kính thuốc là bạn phải dùng kính đúng tật khúc xạ và đúng độ. Ngoài yêu cầu không thể thay thế này thì bạn có thể chọn kính theo một số tiêu chuẩn như dưới đây.

3.1.1. Chọn kính thuốc theo chất liệu tròng kính

Trên thị trường lưu hành rất nhiều loại tròng kính với rất nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, 4 loại chất liệu sau là 4 loại chất liệu sản xuất tròng kính phổ biến nhất:

– Thủy tinh: Thủy tinh là chất liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Ứng dụng của nó cực kỳ rộng rãi; trong đó có sản xuất tròng kính.

Ứng dụng của nó cực kỳ rộng rãi; trong đó có sản xuất tròng kính thuốc.

Thủy tinh là chất liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta.

– Plastic: So với tròng kính thủy tinh thì tròng kính Plastic nhẹ hơn, khó vỡ mà vẫn đem lại hiệu quả quang học tương đương.

– Polycarbonate: So với thủy tinh và Plastic thì Polycarbonate không phổ biến bằng. Tuy nhiên, chất lượng của nó rất tuyệt vời. Tròng kính Polycarbonate có độ bền rất cao.

– Trivex: Trivex cũng rất bền. Tuy nhiên, chiết suất của chất liệu này khá thấp nên tròng kính Trivex có độ cao sẽ khá dày.

3.1.2. Chọn kính thuốc theo chiết suất

Chiết suất là chỉ số cho thấy khả năng bẻ cong ánh sáng của chất liệu sản xuất tròng kính. Chiết suất càng cao thì kính càng mỏng và ngược lại. Tùy thuộc độ của tật khúc xạ, người bệnh chọn tròng kính có chiết suất phù hợp. Hiện nay, chiết suất tròng kính được phân loại thành 3 nhóm: Chiết suất thấp, chiết suất trung bình và chiết suất cao.

– Chiết suất thấp, 1.56 – 1.60: Phù hợp với người có tật khúc xạ từ 0 đến 2.5 đi-ốp.

– Chiết suất trung bình, 1.60 – 1.74: Phù hợp với người có tật khúc xạ từ 2.5 – 7 đi-ốp.

– Chiết suất cao, trên 1.74: Phù hợp với người có tật khúc xạ từ 7 đi-ốp.

3.1.3. Chọn kính thuốc theo tính năng đi kèm

Không chỉ có khả năng cải thiện thị lực, kính thuốc hiện tại còn có nhiều khả năng khác đi kèm, như chống ánh sáng xanh, chống tia UV, chống chói, chống lóa,… Tùy thuộc nhu cầu của bản thân, hãy chọn tròng kính sở hữu tác dụng phù hợp.

3.2. Lựa chọn gọng kính

3.2.1. Gọng kính phù hợp với những người có khuôn mặt vuông

Những người có khuôn mặt vuông nên lựa chọn gọng kính hình bầu dục. Gọng kính kiểu này sẽ làm mềm mại những đường nét góc cạnh của khuôn mặt.

Những người có khuôn mặt vuông nên lựa chọn gọng kính hình bầu dục.

Gọng kính kiểu này sẽ làm mềm mại những đường nét góc cạnh của khuôn mặt.

3.2.2. Gọng kính phù hợp với những người có khuôn mặt tròn

Đối với người có khuôn mặt tròn, gọng kính viền dày là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Gọng kính kiểu này sẽ tạo cảm giác cân đối cho khuôn mặt tròn.

3.2.3. Gọng kính phù hợp với những người có khuôn mặt dài

Người có khuôn mặt dài cũng nên lựa chọn gọng kính viền dày. Ngoài ra thì gọng kính phù hợp với người có khuôn mặt dài cũng nên có phần lắp tròng kính lớn. Với chúng, một khuôn mặt dài sẽ có chiều sâu hơn.

3.2.4. Gọng kính phù hợp với những người có khuôn mặt kim cương

Khuôn mặt kim cương có đường nét sắc sảo, rắn rỏi. Gọng kính hình oval hoặc gọng kính không viền rất phù hợp với khuôn mặt kim cương. Bởi tương tự như kính hình bầu dục đối với khuôn mặt vuông, chúng sẽ làm mềm mại đường nét của khuôn mặt kim cương, giúp khuôn mặt kim cương trở nên dịu dàng hơn.

Tóm lại, kính thuốc (KT) là các thấu kính có khả năng cải thiện thị lực. KT có 4 loại là kính cận thị, kính viễn thị, kính loạn thị và kính lão thị. Tròng KT bạn đeo nhất định phải đúng tật khúc xạ và đúng độ. Nếu đã đảm bảo yêu cầu đó, bạn có thể lựa chọn tròng KT dựa trên các tiêu chí như: Chất liệu sản xuất, chiết suất và các chức năng đi kèm. Gọng KT thì bạn nên lựa chọn theo hình dáng khuôn mặt. Bằng cách đó, KT không chỉ là một phương pháp điều trị tật khúc xạ mà còn là một phụ kiện thời trang nổi bật, giúp bạn nâng tầm nhan sắc của bản thân.

Phía trên là một số thông tin hữu dụng về KT. Với những thông tin đó, hy vọng rằng bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc KT chất lượng cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital