Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục đóng vai trò cực kỳ cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy khi bệnh đã nghiêm trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về các xét nghiệm cơ bản cũng như tầm quan trọng của việc chủ động bảo vệ bản thân trước các bệnh tình dục nhé!
Menu xem nhanh:
1. Mức độ nguy hiểm của các bệnh lây truyền tình dục
Một trong những vấn đề quan trọng về sức khỏe công đồng là các bệnh lây qua đường tình dục (STDs), hay còn gọi là bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục (STIs). Những bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe cá nhân mà còn đến cả xã hội.
Có rất nhiều loại STDs như HIV/AIDS, giang mai, lậu, herpes, HPV, và nhiều loại bệnh khác. Mỗi loại bệnh có mức độ nguy hiểm và hậu quả khác nhau. Một số STDs có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm tử cung, viêm tinh hoàn, viêm gan, vô sinh và nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, các bệnh tình dục hầu như không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu và có xu hướng phát triển âm thầm khiến nhiều người không biết bản thân đã mắc bệnh khiến cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng và tăng khả năng lây bệnh.
Điển hình như HIV/AIDS – loại bệnh tình dục nguy hiểm nhất hiện nay gây ra suy giảm chức năng miễn dịch hoàn toàn và có thể dẫn đến tử vong. HIV/AIDS không có thuốc chữa trị hoàn toàn, vì vậy việc phòng ngừa là rất quan trọng.
2. Xét nghiệm các bệnh tình dục (STDs)
2.1 Mục đích của việc xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Chỉ khi làm xét nghiệm mới biết được mình có thực sự bị nhiễm bệnh hay không, thông qua xét nghiệm nhằm:
– Phát hiện sớm và kịp thời điều trị để ngăn chặn bệnh tiến triển
– Ngăn chặn khả năng lây nhiễm bệnh tình dục
– Hạn chế nguy cơ biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra
– Đảm bảo tâm lý yên tâm và tự tin
– Xét nghiệm STD là một phần quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lan truyền của các bệnh lây qua đường tình dục trong cộng đồng, từ đó giúp giảm tải bệnh trong hệ thống chăm sóc y tế.
2.2 Đối tượng cần làm xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dưới đây là một số nhóm người và thời điểm khi cần phải xét nghiệm các bệnh lây tình dục
– Người mới có quan hệ tình dục: Ngay sau khi có quan hệ tình dục với đối tác mới, việc xét nghiệm STDs là cần thiết. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn và đối tác không mang những bệnh truyền nhiễm và ngăn ngừa sự lây lan cho những người khác.
– Người đã có nhiều đối tác tình dục: Nếu bạn có nhiều đối tác tình dục hoặc thay đổi đối tác thường xuyên, việc xét nghiệm định kỳ là cần thiết để phát hiện sớm bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục nào mà bạn có thể mắc phải.
– Người có triệu chứng hoặc nghi ngờ về bệnh lây qua đường tình dục: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng như xuất hiện nốt mụn, sưng, ngứa, đau hoặc có nghi ngờ mình đã tiếp xúc với bệnh lây qua đường tình dục, bạn nên đi xét nghiệm ngay lập tức. Qua đó xác định được nguyên nhân gốc rễ và bắt đầu điều trị sớm nếu cần thiết.
– Phụ nữ mang thai: Xét nghiệm các bệnh tình dục là quan trọng đối với phụ nữ mang thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Một số bệnh như HIV và giang mai có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai và sinh con, gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng.
– Người có quan hệ tình dục không an toàn bao gồm: quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm, hoặc có tiếp xúc với máu hoặc chất lỏng cơ thể khác.
– Người cảm thấy lo lắng hoặc muốn an tâm về sức khỏe tình dục: xét nghiệm STDs là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn không mắc phải bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào.
2.3 Các phương pháp xét nghiệm STDs cơ bản
Tiến hành làm xét nghiệm để phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục để kịp thời can thiệp. Tùy từng loại bệnh và từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm khác nhau, một số xét nghiệm phổ biến gồm:
– Xét nghiệm máu (ví dụ: xét nghiệm HIV, syphilis): Được áp dụng để phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai và các nhiễm trùng khác. Phương pháp này kiểm tra sự hiện diện của kháng nguyên hoặc kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh có trong máu.
– Xét nghiệm nước tiểu (ví dụ: xét nghiệm chlamydia, gonorrhea): Phương pháp xét nghiệm nước tiểu được sử dụng để phát hiện các bệnh như chlamydia và vi khuẩn gonorrohea. Mẫu nước tiểu được lấy và kiểm tra để xác định sự hiện diện của vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh khác.
– Xét nghiệm mô bệnh phẩm (ví dụ: xét nghiệm HPV, herpes): Đối với các bệnh tình dục như herpes và HPV, xét nghiệm mô bệnh phẩm được sử dụng. Mẫu bệnh phẩm được lấy từ vết loét, mảo mủ, hoặc mô niệu đạo hoặc âm đạo để xác định sự hiện diện của vi rút hoặc các tác nhân gây bệnh.
– Xét nghiệm dịch tiết và mỡ bôi: Đối với nhiễm trùng âm đạo, xét nghiệm dịch tiết và mỡ bôi có thể được thực hiện. Các mẫu được lấy từ âm đạo nhằm xác định sự hiện diện của vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân gây bệnh khác.
Mọi người đều tiềm ẩn nguy cơ bị lây nhiễm STDs nếu không tuân thủ các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục. Dù loại bệnh là gì, chúng đều mang đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần và tính mạng con người. Vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào trên cơ thể, chúng ta cần tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời theo phương pháp phù hợp.
Với các gói khám, sàng lọc các bệnh xã hội tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI là giải pháp giúp khách hàng kiểm tra và sàng lọc các bệnh lây qua đường tình dục, nhằm phát hiện bệnh sớm và áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả, từ đó tránh được sự phát triển của biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là kiến thức về xét nghiệm lây qua đường tình dục, hy vọng sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu như cần hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến bệnh tình dục, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời.