Hầu hết những người bị u tuyến giáp và có bướu giáp sẽ được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, việc chỉ định loại phẫu thuật nào (cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp) phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng tuyến giáp của bệnh nhân. Vậy khi nào cần mổ u tuyến giáp?
U tuyến giáp được chia làm 2 loại chủ yếu là đơn nhân và đa nhân. Đa nhân là trường hợp u có nhiều nhân lớn và nhân nhỏ rất khó thấy và phải nhờ đến siêu âm mới phát hiện được. Sự phát triển của các khối u này thường là do di chứng của viêm giáp hoặc phẫu thuật. Thành phần của u thường là chứa dịch hoặc đặc. trong đó 75 – 85% là đặc.
Menu xem nhanh:
Khi nào cần mổ u tuyến giáp?
Phương pháp mổ u tuyến giáp được áp dụng trong những trường hợp sau:
Bướu giáp đơn thuần đơn nhân hoặc đa nhân sau điều trị nội khoa không hiệu quả
Bướu có biến chứng gây chèn ép gây khó thở
Bướu phát triển nhanh, xuất huyết trong lòng bướu
Bướu thể nhân nhu mô vì có thể gây ung thư hóa
Cũng như các bệnh về tuyến giáp khác, để chẩn đoán chính xác căn nguyên u tuyến giáp thì cần làm xét nghiệm hormon và siêu âm tuyến giáp. Trong đó, xét nghiệm hormon sẽ giúp xác định xem có bị tăng trưởng cường giáp hay không. Siêu âm giúp xác định vị trí u tuyến giáp.
Tiếp theo các bác sĩ thường lấy sinh thiết để xác định u lành tính hay ác tính. Với trường hợp ác tính thì nhân cứng, phát triển nhanh, nhân hiển thị tập trung khi chụp iốt phóng xạ. Tuy nhiên trường hợp này chỉ chiếm 5% các ca u tuyến giáp.
Phương pháp điều trị u tuyến giáp
Với mỗi loại u, tùy thuộc vào kích thước, tính chất, thành phần của u mà có điều trị thích hợp:
– Với u lành: có thể tiến hành điều trị hoặc bỏ không. Vì nếu u nhỏ và không ảnh hưởng thì không cần điều trị, chỉ cần khám thường xuyên và xét nghiệm đầy đủ.
Trường hợp u lớn thì có thể sẽ phải điều trị thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc trong 6 tháng trước, nếu u nhỏ đi thì có thể theo dõi tiếp, còn nếu lớn thêm thì có thể sẽ phải mổ sớm. Tuy nhiên với các u nước cần chọc thoát dịch, chủ yếu các u nang nước thường tự tiêu biến sau khi chọc dịch.
– Với u ác hoặc đang bị nghi ngờ ác tính: Thông thường giải pháp cho u tuyến giáp ác tính là phẫu thuật. Nếu bệnh tiến triển nhanh, có thể sẽ phải xạ trị iốt phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân. Vì vậy cần xem xét kĩ trước khi quyết định điều trị.
Mổ u tuyến giáp cần phải được thực hiện tại các bệnh viện có chuyên khoa Ngoại với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, với hệ thống phòng mổ vô khuẩn, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp hỗ trợ đắc lực quá trình điều trị bệnh cho người bệnh, mang lại sự an toàn và hiệu quả cao sau phẫu thuật.
Phòng ngừa và ngăn chặn tái phát
Đối với các bệnh nhân bị mắc u tuyến giáp, cần luôn giữ tâm lý thư giãn thoải mái, không nên căng thẳng lo âu, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn.
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bướu giáp đơn thuần là ăn muối i-ốt, ăn đồ biển, đặc biệt là rong biển (hải tảo, rong mơ). Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài cơ thể.
Bệnh nhân bị bướu tuyến giáp nên ăn nhiều các món ăn chế biến từ hải tảo – một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, i-ốt và khoáng chất tự nhiên giúp làm mềm khối u, giảm viêm, sưng… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần chính là hải tảo để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bướu tuyến giáp hiệu quả.