Khi nào cần khám bệnh trĩ – Dấu hiệu không thể bỏ qua

Tham vấn bác sĩ

Bệnh trĩ là một thường bị xem nhẹ do tâm lý e ngại của người bệnh. Không ít người âm thầm chịu đựng tình trạng đau rát, ngứa ngáy hay chảy máu hậu môn trong một thời gian dài trước khi quyết định đi khám. Tuy nhiên, việc khám bệnh trĩ kịp thời không chỉ giúp giảm đau, tăng hiệu quả điều trị mà còn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm.

1. Hiểu đúng về bệnh trĩ để không chủ quan

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức, gây sưng phồng và hình thành búi trĩ. Có hai dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại, tùy thuộc vào vị trí búi trĩ xuất hiện. Ngoài ra, còn có dạng trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai dạng trên.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể đến từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ngồi lâu, ít vận động, táo bón mạn tính, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc áp lực lên vùng bụng trong thời gian dài như khi mang thai, béo phì, làm việc nặng. Bệnh thường tiến triển âm thầm nhưng khi triệu chứng đã rõ ràng thì có thể đã ở mức độ nặng.

Khám bệnh trĩ

Hình ảnh trĩ ngoại (bên phải) và trĩ nội (bên trái)

2. Khi nào nên đi khám bệnh trĩ?

Không phải ai cũng nhận ra thời điểm nên tìm đến bác sĩ. Một số người chờ đợi các dấu hiệu tự hết hoặc tự mua thuốc điều trị tại nhà, dẫn đến bệnh nặng hơn, khó can thiệp hơn. Thực tế, có một số dấu hiệu quan trọng cảnh báo bạn nên đi khám bệnh trĩ càng sớm càng tốt.

2.1. Khám bệnh trĩ khi xuất hiện dấu hiệu máu hậu môn chảy máu

Đi vệ sinh ra máu là dấu hiệu phổ biến và thường là biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ. Máu thường có màu đỏ tươi, xuất hiện trên giấy vệ sinh, trong phân hoặc bồn cầu. Ban đầu lượng máu có thể ít, nhưng nếu để kéo dài, người bệnh có thể chảy máu nhiều hơn sau mỗi lần đại tiện, thậm chí chảy thành giọt hoặc tia. Tình trạng mất máu kéo dài có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể đi thăm khám, nội soi,.. để được xác định nguyên nhân và xử lý sớm.

2.2. Xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài – nên khám ngay tránh trĩ nặng lên

Ở trĩ nội, ban đầu, búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn sau khi rặn nhưng tự co lại được. Ở những giai đoạn nặng hơn, búi trĩ không thể tự co, thậm chí phải dùng tay đẩy vào và cuối cùng là sa thường trực. Việc búi trĩ lòi ra ngoài khiến người bệnh đau đớn, vướng víu và dễ bị viêm nhiễm nếu không được điều trị. Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng cho thấy bệnh đã tiến triển và khám bệnh trĩ là việc làm cấp thiết.

2.3. Đau cộm rát, ngứa ngáy và tiết dịch hậu môn

Tình trạng ngứa rát và cảm giác ẩm ướt ở vùng hậu môn thường là do dịch nhầy từ búi trĩ tiết ra. Khi niêm mạc hậu môn bị kích thích lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm, khó chịu, thậm chí là lở loét. Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm nếu người bệnh tiếp tục chần chừ không đi khám.

2.4. Cảm giác đi cầu không hết hoặc táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngược lại, sự hiện diện của búi trĩ cũng gây cản trở cho quá trình đi vệ sinh, dẫn đến cảm giác đi không hết phân, phải rặn nhiều. Tình trạng này nếu kéo dài dễ dẫn đến loét, nứt kẽ hậu môn, thậm chí tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập..

Khám trĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế biến chứng

Khám trĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế biến chứng

3. Vì sao cần đi khám bệnh trĩ sớm?

Khám bệnh sớm giúp chẩn đoán đúng giai đoạn và thể bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn mà nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như thiếu máu mạn tính, viêm nhiễm hậu môn, thậm chí hoại tử búi trĩ hoặc tắc mạch trĩ. Trong một số trường hợp, triệu chứng của bệnh trĩ còn giống với một số bệnh lý ác tính như khác nên việc chẩn đoán chính xác là vô cùng quan trọng.

Một số bệnh nhân còn có thể bị sa nghẹt búi trĩ – tình trạng búi trĩ bị kẹt bên ngoài không thể đẩy vào, gây sưng tấy, đau dữ dội và có thể dẫn đến hoại tử nếu không được can thiệp sớm. Việc khám và điều trị trĩ kịp thời là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe và tránh những hậu quả nặng nề.

4. Khám bệnh trĩ bao gồm những gì?

Thông thường, quy trình khám bệnh trĩ không quá phức tạp hay gây đau đớn như nhiều người lầm tưởng. Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh lý. Sau đó tiến hành kiểm tra vùng hậu môn bằng quan sát và thăm khám trực tiếp. Bác sĩ có thể sử nội soi hậu môn – trực tràng để đánh giá chính xác mức độ tổn thương.

Nếu nghi ngờ có bệnh lý khác, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu, soi đại tràng hoặc siêu âm vùng chậu để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng tương tự.

5. Nên đi khám bệnh trĩ ở đâu?

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn và phòng khám chuyên khoa Tiêu hóa hoặc Hậu môn – Trực tràng đều có dịch vụ khám và điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.

Tại các bệnh viện như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được khám và tư vấn bởi các bác sĩ đầu ngành, đồng thời được thực hiện các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị trĩ. Đặc biệt, TCI đi đầu trong ứng dụng đốt trĩ Laser Diode – một trong những phương pháp điều trị trĩ tiên tiến hàng đầu hiện nay giúp người bệnh hầu như không đau hoặc đau rất ít, không chảy máu và hồi phục nhanh sau vài giờ đồng hồ, nằm viện chỉ 1 ngày.

Hình ảnh trĩ trước và sau khi điều trị bằng Laser Diode

Hình ảnh trĩ trước và sau khi điều trị bằng Laser Diode

6. Đừng để sự ngại ngùng khiến bệnh nặng hơn

Tâm lý ngại chia sẻ về các vấn đề liên quan đến hậu môn là rào cản lớn khiến nhiều người trì hoãn việc khám bệnh trĩ. Tuy nhiên, sự chần chừ này lại chính là nguyên nhân khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, việc điều trị phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều. Việc khám bệnh trĩ sớm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Việc khám bệnh trĩ đúng thời điểm đóng vai trò then chốt giúp rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu đau đớn cho người bệnh. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như chảy máu hậu môn, sa búi trĩ, ngứa rát hậu môn hay táo bón kéo dài, hãy mạnh dạn đến gặp bác sĩ. Chủ động khám và điều trị sớm chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital