Khi bị gan nhiễm mỡ kiêng những thứ gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Có tới 20-30% dân số Việt Nam mắc bệnh gan nhiễm mỡ, trong đó 10-25% trường hợp có thể dẫn đến xơ gan. Đặc biệt, có tới 4% trong đó dễ bị ung thư gan. Có khoảng 75% người béo phì và tiểu đường type 2 tại Việt Nam bị gan nhiễm mỡ. Tỷ lệ người Việt mắc căn bệnh này đang tăng lên nhanh chóng. Vậy khi bị gan nhiễm mỡ kiêng những thứ gì để hạn chế bệnh nặng hơn? 

Khi bị gan nhiễm mỡ cần kiêng những thứ gì

Thay đổi chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong hạn chế diễn biến gan nhiễm mỡ chuyển nặng

1. Thế nào là gan nhiễm mỡ?

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan. Lượng mỡ tích tụ vượt qua 5% trọng lượng của gan thì được gọi là tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể làm suy giảm chức năng gan, gây xơ gan, viêm gan, thậm chí ung thư gan.

2. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

2.1 Rượu bia

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới gan nhiễm mỡ có thể kể đến rượu, bia, chất kích thích. Những người uống rượu thường xuyên, hằng ngày có nguy cơ gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan cao hơn những trường hợp khác gấp nhiều lần.

2.2 Béo phì, ăn uống thừa chất, lười vận động

Béo phì, chế độ ăn thừa chất, nhiều dầu mỡ là nguyên nhân khiến tình trạng gan nhiễm mỡ diễn biến âm thầm mà nhiều người không hề hay biết. Khẩu phần ăn hằng ngày chứa nhiều chất béo no, dầu mỡ, chiên xào… khiến cơ thể không thể chuyển hóa hết thành năng lượng, tích tụ tại gan tạo nên gan nhiễm mỡ. Kết hợp với việc lười tập luyện, vận động khiến nặng lượng dư thừa trong cơ thể không được giải phóng hết, hình thành

2.3 Đái tháo đường

Những người bị đái tháo đường thường có sự rối loạn trong chuyển hóa insulin, gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu trong cơ thể.

2.4 Viêm gan virus

Viêm gan virus làm rối loạn chuyển hóa tại gan, làm tăng lipid máu, tăng nguy cơ hình thành gan nhiễm mỡ. Viêm gan virus có thể là loại viêm gan B, C, D, E, A…

3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lắng đọng mỡ ở gan, nên ở những giai đoạn đầu hình thành, hầu như không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi tình cờ sau một lần siêu âm ổ bụng hoặc làm xét nghiệm máu, chụp CT.

– Một số triệu chứng mờ nhạt ban đầu cảnh báo như: mệt mỏi, đau tức vùng gan, ở vùng dưới hạ sườn phải.

– Giai đoạn sau, khi tình trạng gan nhiễm mỡ ảnh hưởng đến chức năng gan, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như: đau bụng nhiều hơn, vàng da, vàng mắt, buồn nôn, nôn, sốt nhẹ.

Bác sĩ tư vấn gan nhiễm mỡ cần kiêng những thứ gì

Khi bị gan nhiễm mỡ nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

4. Khi bị gan nhiễm mỡ kiêng những thứ gì?

Để hạn chế tình trạng mỡ tích tụ trong gan, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần phải tuân thủ một số vấn đề sau:

4.1 Mỡ động vật

Nên ăn ít mỡ động vật để có thể, để giảm lượng mỡ dung nạp vào gan. Mỡ động vật khó tiêu hơn, tăng gánh nặng lên gan.

4.2 Thực phẩm giàu cholesterol

Những thực phẩm như: nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà… có lượng cholesterol cao. Khi cơ thể tiêu thụ những thực phẩm này, gan sẽ phải hoạt động hết công suất để làm việc, lượng chất béo trong gan cũng sẽ tăng lên do đào thải không hết.

4.3 Thịt đỏ là thứ không nên có trong thực đơn gan nhiễm mỡ kiêng những thứ gì

Thịt đỏ sau khi qua chế biến ở nhiệt độ cao sẽ khiết natri trong thịt kết hợp với nitrit trong chất bảo quản, tạo thành amin dị vòng HCAs. Điều này khiến gan phải xử lý khó khăn hơn. Ăn nhiều thịt đỏ cũng góp phần làm tăng kháng insulin, dẫn tới bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến chức năng gan.

4.4 Hoa quả có nhiều Fructose

Khi người bệnh gan nhiễm mỡ ăn hoa quả có nhiều đường, sẽ khiến cơ thể gan phải làm việc nhiều hơn, tăng tải gánh cho gan.

4.5 Gia vị cay nóng cũng nên có trong danh sách gan nhiễm mỡ kiêng những thứ gì

Các loại gia vị có tính nóng như: gừng, ớt, tỏi, hồ tiêu, cà phê… khi tiêu thụ vào cơ thể, dễ gây nóng gan, làm suy giảm chức năng gan. Điều này làm cho hoạt động đào thải chất béo trong gan trở nên khó khăn hơn.

4.6 Chất kích thích

Chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt, nước uống chứa cồn, ga… sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan, ung thư gan diễn ra nhanh hơn.

5. Gan nhiễm mỡ nên ăn những gì?

Gan nhiễm mỡ ảnh hưởng nhiều bởi ăn uống, sinh hoạt, vận động. Khi bị gan nhiễm mỡ bạn nên ăn những loại thức ăn, giảm gánh nặng cho gan:

5.1 Rau củ quả, thảo dược

Rau củ quả giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, tốt cho thành mạch, tăng cường chất xơ, giảm táo bón. Một số loại rau giúp giảm mỡ máu trong cơ thể: đậu Hà Lan, cần tây, diếp cá, cà chua, ớt chuông vàng, rau ngót, tỏi, bắp chuối, nấm hương, dưa chuột, mướp đắng, cải xanh, cải cúc, rau muống… Một số loại quả giúp bổ sung vitamin và tiêu tan mỡ máu như: táo, chanh, cam, quýt, bưởi… Một số loại trà giúp thải mỡ trong máu như: trà xanh, atiso, lá sen, hoa hòe…

5.2 Dầu thực vật

Dầu động vật chứa nhiều chất béo no, khó phân giải và tiêu hóa hơn. Hãy dùng dầu thực vật sẽ tốt cho cơ thể như: dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương… Những loại dầu này chứa chất béo không no, dễ dàng tiêu hóa cho cơ thể hơn.

5.3 Đạm lành mạnh

Có thể sử dụng đạm từ thực vật như củ đậu, đậu phụ. Hoặc sử dụng đạm từ động vật với hàm lượng vừa phải như: trứng, sữa, thịt trắng, cá, đậu, đỗ… Bổ sung năng lượng cho cơ thể vận động.

5.4 Nhộng tằm

Protein trong nhộng tằm giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, giúp hạn chế mỡ máu.

Chuyên gia tư vấn gan nhiễm mỡ cần kiêng những thứ gì

Gan nhiễm mỡ độ 1 sẽ chuyển sang độ 2, độ 3 nhanh chóng nếu người bệnh uống rượu bia, đồ ăn nhiều đạm

6. Lưu ý dành cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ độ 1 có thể diễn biến chuyển sang giai đoạn độ 2 độ 3 nhanh chóng. Điều này xảy ra nếu người bệnh không thay đổi chế độ ăn, vận động và sinh hoạt. Gan nhiễm mỡ diễn biến âm thầm, giai đoạn đầu không triệu chứng rầm rộ. Nhưng khi có triệu chứng rõ ràng, bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì thế người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây để hạn chế biến chứng:

– Xây dựng chế độ ăn khoa học, để giảm gánh nặng cho gan. Chế biến món ăn đơn giản, chủ yếu hấp luộc để giúp tiêu hóa tốt hơn.

– Tăng cường vận động, thể dục thể thao mỗi ngày. Việc này giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm lượng mỡ tích tụ trong gan chủ động.

– Duy trì chỉ số BMI trong ngưỡng từ 18,5 đến 23. Bạn nên cố gắng giảm cân, giúp giảm mỡ máu, lượng mỡ tích tụ trong gan.

– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Điều này giúp phòng ngừa, phát hiện bệnh lý tiềm ẩn ở giai đoạn sớm.

– Khi có dấu hiệu vàng da, chán ăn, mệt mỏi, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến, diễn biến âm thầm, ít triệu chứng. Điều này, khiến nhiều người có thái độ chủ quan, xem thường bệnh. Hậu quả, khiến bệnh diễn biến nhanh chóng, chuyển sang giai đoạn xơ gan, viêm gan. Mong rằng những gợi ý về chủ đề gan nhiễm mỡ kiêng những thứ gì ở trên, đã giúp bạn có được thực đơn an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital