Khàn tiếng và những câu hỏi thường gặp

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Khàn tiếng không chỉ ảnh hưởng tới việc giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Tuyệt đối không nên chủ quan khi bị khàn tiếng, tìm hiểu về tình trạng này qua một số câu hỏi đơn giản sau.

Bệnh khàn tiếng: Đúng hay sai?

Khàn tiếng là triệu chứng không phải là một bệnh.

Khàn tiếng là triệu chứng không phải là một bệnh.

Trước hết cần làm rõ khàn tiếng là triệu chứng không phải là một bệnh. Nó là một thuật ngữ chung mô tả những thay đổi bất thường về giọng nói. Cụ thể âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm, không rõ âm, rõ vần, rõ tiếng, thậm chí nói không thành tiếng. Những thay đổi về âm thanh này thường là do các rối loạn liên quan liên quan tới dây thanh quản. Có nhiều nguyên nhân gây khàn tiếng, tuy nhiên hầu hết các nguyên nhân đều không nghiêm trọng và có xu hướng biến mất trong một thời gian ngắn. Nhưng đôi khi khàn tiếng kéo dài lại có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản – một bệnh lý nguy hiểm gây đe dọa tính mạng. Vì thế  nếu bị khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.
Nguyên nhân gây khàn tiếng?

Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân thường gặp gây khàn tiếng.

Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân thường gặp gây khàn tiếng.

  • Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Hét to, nói nhiều trong thời gian dài
  • Trào ngược dạ dày thực quản: do lượng axit trào lên tới thực quản, tác động xấu tới dây thanh.
  • Hút thuốc
  • Dị ứng, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn thần kinh, viêm khớp dạng thấp và tổn thương dây thanh quản.

Khàn tiếng được điều trị như thế nào?

Nếu bị khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.

Nếu bị khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay.

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng khàn tiếng:

  • Hầu hết các trường hợp khàn tiếng đều được điều trị hiệu quả bằng cách đơn giản là hạn chế sử dụng giọng nói hoặc điều chỉnh lại cách nói.
  • Nếu khàn tiếng là do hút thuốc lá, người bệnh nên cố gắng bỏ thuốc.
  • Người bị khàn tiếng cũng được khuyến cáo nên tránh tiếp xúc với khói thuốc và uống nhiều nước.
  • Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu có nốt sần hoặc polyp ở dây thanh quản.

Nên làm gì để tránh bị khàn tiếng?

Uống nhiều nước, hạn chế nói quá nhiều, quá to, tránh tiếp xúc với khói, bụi... để phòng tránh bị khàn tiếng.

Uống nhiều nước, hạn chế nói quá nhiều, quá to, tránh tiếp xúc với khói, bụi… để phòng tránh bị khàn tiếng.

Có thể tham khảo một số biện pháp ngăn chặn tình trạng khàn tiếng sau:

  • Tránh tiêu thụ các loại đồ uống dễ gây mất nước như rượu, cà phê…
  • Tránh tiếp xúc với khói, bụi.
  • Uống nhiều nước
  • Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế rượu, bia và tránh các loại đồ ăn chứa nhiều gia vị.
  • Cố gắng không nói quá nhiều hoặc quá to
  • Tới bệnh viện để khám và tư vấn điều trị nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài quá lâu

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về khàn tiếng, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital