Khám sức khỏe cho nhân viên là một trong những quy định bắt buộc của pháp luật. Hoạt động này cũng thể hiện trách nhiệm mà doanh nghiệp cần thực hiện với người lao động. Đồng thời, đây cũng là nền tảng giúp phòng bệnh hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững với mỗi doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động này.
Menu xem nhanh:
1. Một số căn bệnh người lao động thường gặp
1.1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Đây là bệnh dân văn phòng thường gặp do ngồi làm việc lâu trước máy tính. Việc giữ cổ ở tư thế bất động trong thời gian dài sẽ khiến cho máu kém lưu thông, lâu dần dẫn tới các bệnh lý như thoái hóa khớp, vẹo đốt sống cổ, đau đốt sống lưng, đau hông, đau vai gáy…
1.2. Bệnh đau lưng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ngồi sẽ gây áp lực lên cột sống tăng trên 50% so với lúc chúng ta đứng. Vì vậy, cán bộ nhân viên ngồi càng lâu thì áp lực sẽ đè lên đốt sống càng lớn, dễ gây tình trạng đau lưng. Cùng với đó, những căng thẳng trong công việc cũng làm ảnh hưởng tới sự căng cứng cơ bắp, nhất là ở vùng cổ và lưng. Nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn tới đau lưng mạn tính cho người lao động.
1.3. Khô mắt và rối loạn thị giác
Tập trung làm việc trước màn hình máy tính quá lâu sẽ khiến bạn bị khô mắt và rối loạn thị giác. Theo nghiên cứu, có tới 75 – 90% người sử dụng máy tính gặp hội chứng rối loạn thị giác và những vấn đề về mắt. Thậm chí, bệnh về mắt còn phổ biến hơn bệnh về xương khớp.
Một số biểu hiện của bệnh đó là mắt mờ, khô mắt, nóng rát mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, cận thị…
1.4. Hội chứng ống cổ tay
Đây là bệnh dân văn phòng thường hay gặp. Triệu chứng của hội chứng này là cảm giác tê mỏi, đau nhức ở hai cánh tay cũng như khớp cổ tay. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến xương cổ tay tê cứng, đau buốt, ngón tay mất cảm giác. Trầm trọng nhất đó là hỏng dây thần kinh ở cổ tay, bàn tay dần chuyển sang màu đen do hoại tử.
1.5. Bệnh viêm xoang
Làm việc trong phòng máy lạnh, không gian bí, nhiều bụi… cộng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường nặng như hiện nay là lý do khiến bệnh viêm xoang trở nên phổ biến ở người lao động.
Viêm xoang gây nhiều biểu hiện khó chịu và dai dẳng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, mệt mỏi, khó thở, dễ bị kích ứng với không khí lạ… Thậm chí, tình trạng bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng ổ mắt.
1.6. Các bệnh lý về da
Một bệnh người lao động thường mắc là khô da và dị ứng da. Việc sử dụng điều hòa trong phòng khiến cho da bạn bị mất nước, khô rát, dễ dẫn tới bệnh về dị ứng hoặc viêm da, khiến da của bạn xuống cấp thậm tệ.
1.7. Bệnh rối loạn mỡ máu
Các chuyên gia tim mạch cảnh báo, khi ngồi lâu trước máy tính, ít vận động, ăn nhiều đạm, đường, ít bổ sung trái cây tươi, rau quả… là điều kiện thuận lợi để rối loạn mỡ máu tấn công người lao động.
Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân trực tiếp gây nên xơ vữa động mạch, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, đái tháo đường…
1.8. Bệnh trĩ và bệnh suy tĩnh mạch mạn tính
Suy tĩnh mạch mạn tính thường gặp với người lao động do ngồi lâu ở tư thế gập. Điều này làm hồi lưu máu tĩnh mạch không được tốt. Biểu hiện ban đầu đó là tê, ngứa chân, sau đó thấy phù. Đặc biệt, việc ngồi lâu, ít vận động kèm chế độ ăn ít nước và ít chất xơ có thể dẫn tới bệnh trĩ.
2. Khám sức khỏe cho nhân viên – Giải pháp phòng bệnh hiệu quả
2.1. Vai trò của hoạt động khám sức khỏe cho nhân viên
Để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe, bên cạnh đảm bảo điều kiện làm việc an toàn thì doanh nghiệp cũng cần tổ chức khám cho toàn bộ nhân viên hàng năm. Điều này giúp:
– Bảo vệ nhân viên khỏi những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình làm việc như: bệnh về mắt, tiêu hóa, xương khớp, thính giác,….
– Giảm thiểu tình trạng vắng mặt do sức khỏe, hạn chế ảnh hưởng của một cá nhân tới toàn hệ thống.
– Tạo dựng sợi dây gắn kết với nhân viên, cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp tới sức khỏe người lao động. Từ đó giúp doanh nghiệp tránh hệ quả nhân sự ra vào nhiều, không ổn định.
– Việc làm này không chỉ thể hiện sự quan tâm tới người lao động mà còn giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với xã hội.
2.2. Khám sức khỏe cho nhân viên nên được tổ chức như thế nào?
Theo điều 21 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe cho người lao động như sau:
Doanh nghiệp hay đơn vị sử dụng lao động cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm cho người lao động.
Với ngành nghề có tính nặng nhọc, môi trường làm việc nhiều chất độc hại, nguy hiểm hoặc người lao động thuộc các đối tượng là người khuyết tật, người cao tuổi, nên tổ chức khám sức khỏe ít nhất sáu tháng/lần vào mỗi năm.
Những trường hợp người lao động là nữ giới thì yêu cầu trong khám sức khoẻ cần được tiến hành khám phụ khoa.
Nếu môi trường khiến người lao động thường tiếp xúc với các yếu tố có khả năng dẫn tới bệnh nghề nghiệp thì cần được khám sức khoẻ sáu tháng/lần để phát hiện bệnh sớm bệnh và can thiệp điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, những cơ sở thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cần đảm bảo bảo đảm yêu cầu về mặt không gian tổ chức, trình độ chuyên môn,… Đồng thời, toàn bộ chi phí liên quan tới hoạt động khám sức khỏe định kỳ mà doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ công nhân viên sẽ do doanh nghiệp hoặc người sử dụng thanh toán.
Trên đây là những thông tin cần biết về một số bệnh lý người lao động thường gặp phải. Có thể thấy, việc thăm khám định kỳ rất quan trọng, do đó các doanh nghiệp đừng quên thực hiện hoạt động này nhằm bảo vệ sức khỏe cho cán bộ nhân viên.