Khám phụ khoa là gì và những điều chị em phụ nữ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Phần lớn các chị em phụ nữ khi được hỏi “khám phụ khoa là gì” đều tỏ ra e dè, ngại ngùng. Lý do chính là sự thiếu thông tin, kiến thức khoa học, đầy đủ, hiểu sai lệch về khám phụ khoa. Vậy khám phụ khoa là gì, vì sao phải đi khám phụ khoa định kỳ, khám phụ khoa có đau không… tất cả đều được chia sẻ chi tiết dưới bài viết này.

1. Tìm hiểu khám phụ khoa là gì?

Phụ khoa là thuật ngữ dùng để chỉ những bộ phận sinh dục nữ, bao gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng.

Khám phụ khoa là việc làm vô cùng cần thiết đối với tất cả phụ nữ.

Khám phụ khoa là việc làm vô cùng cần thiết đối với tất cả phụ nữ

Khám phụ khoa là một quy trình mà bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm… nhằm kiểm tra tình trạng sức khoẻ của tất cả các bộ phận sinh dục, đồng thời giúp phát hiện những bất thường, những bệnh lý (nếu có) để từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời, phù hợp và hiệu quả. Đồng thời bác sĩ cũng tư vấn cách chăm sóc để vùng kín, cơ quan sinh sản luôn khỏe mạnh.

Đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt những người đang ở trong độ tuổi sinh sản (21 – 36), việc khám phụ khoa là rất cần thiết. Đặc biệt, những phụ nữ có những dấu hiệu sau:

– Tất cả phụ nữ có nhu cầu khám phụ khoa, không ngần ngại chia sẻ các vấn đề sức  khỏe sinh sản cùng bác sĩ.

– Phụ nữ thấy có những bất thường ở khí hư, vùng kín và chu kỳ kinh.

– Phụ nữ đã lập gia đình, quan hệ tình dục đều đặn, không dùng biện pháp tránh thai nhưng sau 6 tháng – 1 năm vẫn chưa có thai hoặc có thai nhưng khó giữ, thường bị sảy thai hoặc sinh non.

– Phụ nữ có quan hệ tình dục quá sớm (trước 17 tuổi), quan hệ tinh dục không an toàn, có nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm…

2. Khám phụ khoa giúp phát hiện những bệnh gì?

Các bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp nhưng lại đảm nhiệm một chức năng rất quan trọng là mang thai và sinh con. Vì vậy, việc theo dõi sức khoẻ và loại bỏ các bệnh phụ khoa càng sớm càng cần thiết đối với mỗi phụ nữ.

Khám phụ khoa giúp kiểm tra và phát hiện sớm những bệnh phụ khoa.

Khám phụ khoa giúp kiểm tra và phát hiện sớm những bệnh phụ khoa

Tất cả các bác sĩ và chuyên gia đều đưa ra lời khuyên phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần. Mục đích của việc này chính là giúp cả bác sĩ và phụ nữ nắm được tình trạng sức khoẻ liên quan đến chức năng sinh sản. Cụ thể:

– Sớm phát hiện được các bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, nấm ngứa…) và các tổn thương ở cơ quan sinh dục.

– Sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến chức năng sinh sản như vô sinh hiếm muộn.

– Kịp thời phát hiện các bệnh lây nhiễm qua đường tìn dục như: chlamydia, mụn rộp sinh dục, herpes, sùi mào gà, lậu, giang mai…

Đây là những bệnh rất phổ biến, tuy ít nguy cơ gây tử vong nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư vú… Do đó, việc khám phụ khoa nên thực hiện càng sớm càng tốt nếu như bạn cảm thấy hoặc nhận thấy những biểu hiện bất thường trên cơ quan sinh dục của mình.

3. Khám phụ khoa là khám những gì?

“Khám phụ khoa là gì” và “khám phụ khoa là khám những gì” đều là những câu hỏi được nhiều phụ nữ quan tâm. Thực chất, khám phụ khoa có quy trình từ khám tổng quát tới các xét nghiệm chi tiết về toàn bộ các bộ phận của các bộ phận liên quan cơ quan sinh sản. Việc khám phụ khoa thường bao gồm các hạng mục sau:

– Thăm khám tổng quát bằng mắt thường để phát hiện ra những tổn thương nếu có.

– Thăm khám bên trong bằng những dụng cụ y khoa chuyên dụng như mỏ vịt, máy siêu âm đầu dò…

– Một vài xét nghiệm để giúp cho bác sĩ có thêm cơ sở để chẩn đoán và kết luận phương án điều trị.

Khám phụ khoa là toàn bộ quá trình thăm khám, siêu âm và xét nghiệm.

Khám phụ khoa là toàn bộ quá trình thăm khám, siêu âm và xét nghiệm.

Quy trình khám phụ khoa cụ thể:

– Khám tổng quát: Ở bước đầu tiên này, bác sĩ cần bạn chia sẻ đầy đủ và chính xác những thông tin cá nhân, bao gồm: cân nặng, chiều cao, tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử gia đình và những vấn đề bất thường bạn đang gặp phải (nếu có), từ đó bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán và đưa ra phác đồ thăm khám phù hợp.

– Khám cơ quan sinh dục: Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm lên giường khám bệnh chuyên dụng, giơ hai chân lên cao để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra nếp gấp bẹn, vùng mu, môi lớn, môi bé, tầng sinh môn… Bước khám này giúp các bác sĩ tìm ra những dấu hiệu bất thường.

Sau khi thăm khám tổng quan các bộ phận bên ngoài, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ y khoa chuyên dụng (có tên là kẹp mỏ vịt) để kiểm tra âm đạo, cổ tử cung. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ lấy một ít dịch âm đạo, đem đi xét nghiệm xem dịch có chứa vi khuẩn, nấm hay có nguy cơ bệnh lý nguy hiểm nào không.

– Khám vùng ngực: Ít ai biết được rằng khám vùng ngực cũng là một bước rất quan trọng trong quá trình khám phụ khoa. Việc khám vùng ngực, cụ thể là khám vú sẽ giúp các bác sĩ phát hiện những bất thường ở tuyến vú như có khối u hạch nào không, có nguy cơ ung thư vú hay không… Tiếp đến là bác sĩ sẽ kiểm tra vùng xương đòn và nách xem có tổn thương gì không.

– Khám vùng bụng: Trước tiên, bác sĩ sẽ dùng tay, ấn nhẹ nhàng vào vùng bụng dưới của bạn để xác định vị trí của tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật siêu âm đầu dò để kiểm tra bên trong ổ bụng, xem tử cung to hay nhỏ, ngả sau hay ngả trước… xem buồng trứng có bao nhiêu nang, các nang có kích thước thế nào… và xem trong vùng bụng có khối u nào không.

– Xét nghiệm: Bên cạnh việc kiểm tra bằng mắt thường và dụng cụ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm quan trọng, không thể bỏ qua như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, dịch âm đạo… và đặc biệt là xét nghiệm nội tiết. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện các loại vi khuẩn, nấm tạp và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục có tồn tại không; kiểm tra xem cơ thể bạn có kháng tinh trùng không, chu kỳ rụng trứng có bình thường, khả năng dự trữ trứng…

Sau khi có toàn bộ kết quả của quá trình thăm khám, siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo, phân tích và đưa ra những tư vấn phù hợp, chính xác cho bạn, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

4. Khám phụ khoa có đau không?

Bên cạnh những thắc mắc về “khám phụ khoa là gì”, có một vấn đề mà rất nhiều phụ nữ lo lắng, đó là “khám phụ khoa có đau không. Trong thực tế, khám phụ khoa không hề gây đau đớn hay ảnh hưởng đến các bộ phận sinh sản. Tuy nhiên, cấu tạo các bộ phận sinh dục, tình trạng bệnh (nếu có) và tay nghề của bác sĩ cũng gây ảnh hưởng khá nhiều tới cảm giác đau hay không khi khám phụ khoa.

Nếu bác sĩ khám cho bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, sử dụng các dụng cụ chuyên khoa còn lóng ngóng, hay “cửa mình” quá nhỏ, hoặc đang bị viêm nhiễm hoặc có một vài tổn thương thì sẽ không tránh khỏi sự khó khăn trong quá trình thăm khám.

Do đó, hãy chọn lựa địa chỉ y tế và bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm, và đừng quên là luôn thả lỏng cơ thể, làm theo hướng dẫn của bác sĩ để quy trình diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và giảm đau nhé.

5. Dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc bệnh phụ khoa

Nếu thấy bản thân xuất hiện một trong các dấu hiệu sau, các bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé:

Không được chủ quan nếu có một trong những dấu hiệu sau.

Không được chủ quan nếu có một trong những dấu hiệu sau

– Thống kinh: Là hiện tượng đau bụng kinh rất dữ dội trong những ngày hành kinh, nó cảnh báo nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung.

– Xuất huyết âm đạo bất thường – Rong huyết: Cảnh báo chứng rối loạn hormone, các bệnh lý về máu, thậm chí là u tuyến yên, dễ gây ra ung thư cổ tử cung.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Là khi chu kỳ kinh nguyện không đều, lúc đến sớm, lúc đến muộn, chu kỳ ngắn hoặc dài hơn bình thường, lượng máu kinh cũng không đều… dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

– Dịch âm đạo có mùi bất thường: Hay còn gọi là khí hư có dấu hiệu bất thường (có mùi hôi, có màu vàng xanh…), là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo, thậm chí là biểu hiện của ung thư cổ tử cung.

6. Những cách giúp bạn phòng tránh bệnh phụ khoa

Khi mắc các bệnh phụ khoa, phụ nữ sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là đau rát, ảnh hưởng tới đời sống tình dục và ảnh hưởng tới chính sức khoẻ bản thân. Do đó, phòng tránh bệnh từ sớm là điều nên làm.

Có rất nhiều cách để phòng tránh các bệnh phụ khoa:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện khoa học, giúp nâng cao sức khoẻ

– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

– Quan hệ tình dục an toàn

– Luôn giữ vệ sinh vùng kín được sạch sẽ, khô thoáng, rửa đúng cách

– Nên mặc quần áo rộng rãi, thay quần lót thường xuyên

– Thực hiện khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín

Chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành khám phụ khoa định kỳ là cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành khám phụ khoa định kỳ là cách phòng tránh hiệu quả nhất

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các chị em hiểu rõ về khám phụ khoa là gì, từ đó có cái nhìn khách quan, khoa học và thực tế về khái niệm này, cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc khám phụ khoa. Hiện nay Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có gói khám phụ khoa cho cả phụ nữ đã lập gia đình và chưa lập gia đình, giúp chị em phát hiện sớm các bất thường. Bên cạnh đó cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ tại Thu Cúc luôn được chị em từng khám và điều trị tại đây đánh giá rất cao. Do đó nếu có bất kỳ vấn đề gì cần tư vấn chị em đừng ngại liên lạc với Thu Cúc nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital