Chị em chưa có gia đình thường có tâm lý e ngại, xấu hổ khi nghĩ đến việc đi khám phụ khoa, chỉ khi có những dấu hiệu bệnh nặng như ngứa rát vùng kín, ra khí hư có mùi hôi mới tìm đến cơ sở y tế để khám chữa. Điều này là rất nguy hiểm vì nhiều bệnh nếu để lâu sẽ dẫn đến hậu quả vô sinh, hiếm muộn sau này.Khám phụ khoa có biết mất trinh không
Menu xem nhanh:
Chưa lập gia đình có nên đi khám phụ khoa không?
Theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa sản của bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc, khám phụ khoa là việc làm cần thiết cho mọi phụ nữ chứ không riêng gì phụ nữ đã kết hôn.Khám phụ khoa có biết mất trinh không
Các bệnh phụ khoa có thể đến từ nhiều yếu tố chứ không riêng gì việc kết hôn, quan hệ tình dục. Thêm nữa, cấu trúc vùng kín của phụ nữ nằm giữa lỗ đi đại tiện nên nếu không giữ gìn vệ sinh đúng cách sẽ phá vỡ môi trường axit trong âm đạo khiến vi khuẩn nấm phát triển nhanh.
Bởi vậy các chị em phụ nữ nên có cái nhìn khoa học, khách quan để bảo vệ sức khỏe của chính mình, không nên e dè với vấn đề nhạy cảm. Chưa lập gia đình hay chưa quan hệ vẫn nên đi khám phụ khoa để phát hiện sớm các triệu chứng nếu có bệnh liên quan.
Những điều cần biết về màng trinh?
Lý do khiến nhiều chị em băn khoăn do dự khi đi quyết định đi khám phụ khoa có thể do nhiều nguyên nhân. Do e ngại việc thăm khám có thể gây rách màng trinh, hoặc nhiều chị em thấy xấu hổ khi để người khác biết mình mất trinh..Vậy thực chất màng trinh là gì, nó có dễ rách khi đi khám phụ khoa không?
Màng trinh là lớp màng mỏng thuộc bộ phận sinh dục của phái nữ. Chính bởi đặc tính mỏng manh nên lớp màng này rất dễ rách không chỉ khi quan hệ mà nhiều người có thể bị rách màng trinh khi tham gia các hoạt động thể thao hoạt động mạnh.
Mặc dù xét về mặt cấu tạo, màng trinh không có chức năng gì đặc biệt trong bộ phận sinh dục của phái nữ nhưng vẫn có tác dụng:
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn gây nên. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ còn trinh mắc bệnh phụ khoa thấp hơn những người đã có gia đình hoặc đã từng quan hệ.
- Dịch nhầy vùng kín được điều tiết cân bằng hơn với môi trường âm đạo nhờ vào màng trinh.
- Lỗ nhỏ trên bề mặt màng trinh giúp máu kinh nguyệt lưu thông, tránh tình trạng ứ tắc gây đau đớn ngày đèn đỏ.
- Ngăn ngừa các dị vật hoặc bụi bẩn từ bên ngoài vào trong âm đạo gây ra nhiễm trùng hoặc tổn thương.
Vị trí màng trinh – cách xác định chính xác
Màng trinh nằm bên trong âm đạo, ở độ sâu từ 2 – 4cm với đường kính từ 1 – 1.5mm. Tùy cơ địa mỗi người mà màng trinh có độ dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên có một số trường hợp các bé gái từ khi sinh ra đã không có màng trinh.
Việc kiểm tra màng trinh có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên cách làm này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro ví dụ như nhiễm trùng vùng kín.
Để đảm bảo an toàn cũng như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, bạn nên đến thăm khám tại các địa chỉ uy tín. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm tra với dụng cụ chuyên dụng không gây rách màng trinh hay nhiễm trùng vùng kín.
Màng trinh không thủng – bệnh hiếm của phụ nữ
Màng trinh không thủng là căn bệnh hiếm, chỉ được phát hiện khi bé gái đến tuổi dậy thì, có kinh nguyệt. Nó khiến cho máu kinh bị tắc trong tử cung, không thoát được ra ngoài, gây đau, sưng to bụng.
Nếu phát hiện bản thân hay bé gái nhà mình mắc phải trường hợp trên, phụ huynh nên đưa bé đi khám để được xử lý kịp thời. Bác sĩ sẽ dùng thủ thuật mở màng trinh giúp cho kinh nguyệt hoạt động bình thường, hạn chế đau đớn khi đến kỳ.
Quy trình khám phụ khoa ở nữ giới chưa quan hệ
Một trong số những điều lo ngại của chị em chưa quan hệ khi khám phụ khoa là lo sợ rách màng trinh. Tuy nhiên, chị em có thể yên tâm rằng việc khám phụ khoa sẽ không ảnh hưởng đến màng trinh bởi quy trình khám cho đối tượng đã quan hệ, có gia đình sẽ khác với đối tượng nữ giới chưa quan hệ. Cụ thể:
Bước 1: Lấy thông tin cần thiết
Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về lý do đến khám, tiền sử các bệnh nói chung, một số câu hỏi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc thói quen sinh hoạt tình dục. Nếu lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin, hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ trước khi trả lời bất kì câu hỏi nào để đảm bảo thông tin được giữ bí mật.
Bước 2: Khám tổng quát vùng bụng
Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng bụng bệnh nhân ở tư thế nằm sản khoa. Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ vùng bụng, dịch cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ, xác định xem bụng có khối u không, nếu có cần xác định vị trí, kích thước, mật độ,..
Bước 3: Khám bộ phận sinh dục ngoài
Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra vùng mu, âm hộ và tầng sinh môn. Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng lấy dịch âm đạo để xét nghiệm (bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa không ảnh hưởng đến màng trinh).
Bước 4: Khám cận lâm sàng
Nếu có nghi ngờ có một vài bất thường bên trong cơ quan sinh sản thì bác sĩ sẽ chỉ định chị em làm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tử cung và buồng trứng..Cách này sẽ giúp phát hiện chính xác bệnh lý mà không gây rách màng trinh, vì thế chị em hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện.
Bước 5: Kết luận
Sau các bước trên, bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán tình trạng sức khỏe cơ quan sinh sản của bạn. Nếu cơ quan sinh sản hoạt động bình thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh đúng cách, nếu phát hiện nhiễm bệnh phụ khoa bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các phương pháp điều trị hợp lý.
Nên trao đổi điều gì trong lần thăm khám phụ khoa lần đầu
Trong lần khám phụ khoa đầu, có rất nhiều chủ đề mà bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn, bạn nên chú ý các triệu chứng bất thường của cơ thể như dịch bất thường, đau rát âm hộ,.. để trao đổi với bác sĩ. Một số chủ đề bạn nên chú ý là:
- Chuột rút và các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
- Mụn trứng cá
- Cân nặng
- Tình dục và giới tính
- Biện pháp phòng tránh thai
- Các bệnh lây qua đường tình dục
Khám phụ khoa định kỳ bao lâu một lần
Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản ở nữ giới, giúp kịp thời điều trị, đặc biệt là ung thư ở giai đoạn sớm. Do đó chị em nên hình thành thói quen khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng – 1 năm để phòng ngừa tốt các vấn đề về bệnh lý cũng như đảm bảo chức năng sinh sản.
Lưu ý khi đi khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình
Để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả chính xác nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Thẳng thắn chia sẻ cho bác sĩ việc mình chưa quan hệ để bác sĩ có phương pháp thăm khám riêng, tránh làm ảnh hưởng đến màng trinh.
- Khám phụ khoa tốt nhất là 3 ngày sau khi sạch kinh.
- Trước khi đi khám phụ khoa tuyệt đối không được uống bia rượu, sử dụng chất kích thích hoặc ăn đồ ăn ngọt nhiều đường
- Nên ghi chú lại những triệu chứng bất thường mà bản thân gặp phải trong kỳ hành kinh để trao đổi, xin tư vấn từ bác sĩ thăm khám.
- Khi đi khám mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, không nên mặc trang phục có nhiều phụ kiện, bó sát,..
- Nên khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi có các triệu chứng bất thường tại cơ quan sinh dục như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh dữ dội, ra khí hư bất thường,..
- Không nên vì e ngại mà khám phụ khoa tại những cơ sở chui, không có uy tín khiến bệnh tình bị chẩn đoán sai, “tiền mất tật mang”.
Dựa trên những lời khuyên của chuyên gia sản khoa,Khám phụ khoa có biết mất trinh không chị em không chỉ là những người đã lập gia đình hay chưa lập gia đình cũng đều nên đi khám phụ khoa ít nhất 6 tháng một lần. Đối với người chưa quan hệ khám phụ khoa lần đầu hoặc người sợ lộ thông tin về việc khám phụ khoa có biết mất trinh hay không thì có thể yên tâm vì thông tin hồ sơ bệnh nhân luôn được bảo mật.