Khám phụ khoa bao gồm những gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám phụ khoa bao gồm những gì, thủ tục khám như thế nào, thường là vấn đề được những chị em đi khám lần đầu, nhất là những người chưa quan hệ tình dục quan tâm tìm hiểu nhiều nhất.

1. Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra cơ quan sinh dục của người phụ nữ bao gồm các vị trí như: Âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, vòi trứng… với mục đích theo dõi tình trạng cơ quan sinh sản hoặc phát hiện các bệnh viêm nhiễm ở vùng kín.

Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra cơ quan sinh dục của người phụ nữ bao gồm các vị trí như: Âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, vòi trứng…

Khám phụ khoa là hình thức kiểm tra cơ quan sinh dục của người phụ nữ bao gồm các vị trí như: Âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, vòi trứng…

Bên cạnh đó, khám phụ khoa cũng giúp chị em phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung cũng như các dị dạng ở đường sinh dục.

Theo các chuyên gia, bệnh phụ khoa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ngay cả đối với nhóm nữ giới chưa kết hôn hay chưa từng quan hệ tình dục, nguy cơ mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh dục vẫn rất cao. Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất dành cho chị em là nên đi khám phụ khoa theo định kỳ từ 3 đến 6 tháng/ lần hoặc ít nhất 1 năm/lần. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như đề phòng bệnh một cách tốt nhất, chị em nên xây dựng thói quen khám phụ khoa.

2. Thời điểm nào nên kiểm tra phụ khoa?

Bên cạnh thắc mắc khám phụ khoa bao gồm những gì, thời điểm nào nên đi khám phụ khoa cũng là vấn đề được nhiều chị em thắc mắc. Ngoài việc kiểm tra theo định kỳ, chị em đừng quên lưu ý một số mốc thời điểm thăm khám quan trọng sau đây:

– Thời gian sau 3 năm quan hệ tình dục, chị em nên đi xét nghiệm tế bào cổ tử cung để kịp thời phát hiện xem có nguy cơ ung thư cổ tử cung hay không.

– Khi xuất hiện những triệu chứng phụ khoa bất thường như: Khí hư có mùi hôi, đặc dính hoặc có màu vàng, đau bụng dưới kéo dài, đau đớn khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo, kinh nguyệt không đều…

– Kiểm tra phụ khoa trước khi kết hôn hoặc khi có ý định mang thai, trong hoặc sau thai kỳ.

3. Quy trình thăm khám phụ khoa như thế nào?

Đối với những chị em chưa có nhiều kinh nghiệm thăm khám hẳn vẫn còn nhiều thắc mắc khám phụ khoa bao gồm những gì.

Chị em không cần phải quá lo lắng và băn khoăn về việc khám phụ khoa bao gồm những bước gì bởi nhìn chung thủ tục thăm khám khá đơn giản

Chị em không cần phải quá lo lắng và băn khoăn về việc khám phụ khoa bao gồm những bước gì bởi nhìn chung thủ tục thăm khám khá đơn giản

Thực tế, chị em không cần phải quá lo lắng và băn khoăn vì việc khám phụ khoa nhìn chung khá đơn giản, bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra chỉ dẫn cụ thể để chị em có thể yên tâm thăm khám. Trong quá trình khám, chị em sẽ trải qua một số bước như sau:

– Khai thác các thông tin cũng như tình trạng của bệnh nhân

Trước khi tiến hành các bước kiểm tra và xét nghiệm, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin cá nhân cũng như tình trạng của bệnh nhân như: Cơ thể có dấu hiệu bất thường nào không, tiền sử mắc các bệnh. Các thông tin khảo sát này sẽ là căn cứ quan trọng để thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo.

– Khám ở bên ngoài âm hộ

Ở bước này, các bác sĩ sẽ kiểm tra các nếp gấp tại âm hộ, âm đạo từ đó giúp việc chẩn đoán các dấu hiệu như u nang hay dịch xả âm đạo, mụn cóc, ngứa sinh dục… dễ dàng hơn

– Khám bên trong âm đạo

Mục đích của việc kiểm tra bên trong âm đạo để xem các môi lớn, môi bé ở bên trong âm đạo có gì bất thường hay không. Đối với những trường hợp đã trải qua quan hệ tình dục, bác sĩ sử dụng mỏ vịt để đánh giá chính xác về tình trạng âm đạo.

– Khám tử cung để xác định các bệnh lý khu vực tử cung

Để kiểm tra tình trạng tử cung của nữ giới, bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vào vùng bụng nhằm xác định vị trí cũng như kích thước của tử cung. Ngoài ra ở bước thăm khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm bằng đầu dò nhằm kiểm tra tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.

– Xét nghiệm dịch âm đạo

Xét nghiệm dịch âm đạo là một trong những bước xét nghiệm vô cùng quan trọng giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm các bệnh: Viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn… Phương pháp này tương đối phổ biến và thường được áp dụng khi tiến hành thăm khám các bệnh lý phụ khoa.

Xét nghiệm dịch âm đạo là một trong những bước khám phụ khoa quan trọng giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm các bệnh: Viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn…

Xét nghiệm dịch âm đạo là một trong những bước khám phụ khoa quan trọng giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm các bệnh: Viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn…

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Xét nghiệm máu và nước tiểu thường được chỉ định khi trong quá trình thăm khám, bác sĩ phát hiện có những dấu hiệu bệnh lý bất thường có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Hi vọng rằng với những chị em còn đang băn khoăn xem khám phụ khoa bao gồm những gì hay có nên đi thăm khám hay không, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp chị em được giải đáp thắc mắc. Bên cạnh đó, đừng quên rằng việc lựa chọn một cơ sở khám uy tín với bác sĩ có tay nghề cao, cơ sở vật chất hiện đại cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kiểm tra của chị em.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital