Khám dinh dưỡng cho trẻ thấp còi

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI

Trần Thị Huân

Trưởng Khoa Dinh dưỡng

Tại Việt Nam, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi sẽ có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ thấp còi dễ mắc các bệnh lý hơn so với những trẻ khác, lao động kém hơn so với người thường. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy khám dinh dưỡng cho trẻ thấp còi với đội ngũ bác sĩ đến từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, hệ thống trang thiết bị tân tiến cùng với nhiều tiện ích hấp dẫn.

1. Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng gì?

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng chiều cao và cân nặng của trẻ không đạt chuẩn theo đúng lứa tuổi.

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, chỉ đạt 90% so với chiều cao chuẩn

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng chiều cao và cân nặng của trẻ không đạt chuẩn theo đúng lứa tuổi.

2. Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

– Các bữa ăn của trẻ không có đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, chế độ ăn uống áp dụng thiên lệch…

– Bữa ăn của trẻ thiếu các vi chất như canxi, kẽm, vitamin, khoáng chất dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến phát triển của hệ cơ, xương khớp cũng như thần kinh. 

– Trẻ ít vận động, tập luyện thể chất dẫn đến tình trạng bị biếng ăn, cơ thể yếu ớt, kém ngủ, chậm tăng cân, tế bào xương không phát triển bình thường.

– Trong thời kỳ mang thai, người mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc bệnh lý làm thai nhi trong tử cung chậm phát triển.

– Trong 2 năm đầu đời, trẻ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi, giun sán….Những bệnh lý này diễn ra nhiều lần ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

– Nguyên nhân cho di truyền khi gia đình có bố mẹ có chiều cao thấp thì trẻ cũng có nguy cơ thấp còi cao.

3. Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi

3.1 Ảnh hưởng đến thể chất trẻ

– Các hệ cơ quan của cơ thể trẻ sẽ giảm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương, khiến cho chiều cao của trẻ hạn chế.

– Trẻ có nguy cơ bị các bệnh nhiễm khuẩn và tỷ lệ tử vong cao hơn những trẻ khác.

– Trẻ có xu hướng mắc các bệnh lý như coa huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, béo phì.

– Năng suất học tập suy giảm, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng lao động của con.

3.2 Ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ

– Có xu hướng thay đổi hành vi tình cảm xã hội như thờ ơ, hay quấy khóc, không muốn tham gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá cuộc sống.

4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi

4.1 Đối với bà mẹ đang mang thai

Để giảm nguy cơ trẻ bị thấp còi ngay từ khi ở trong bụng mẹ, mẹ bầu cần được bổ sung viên sắt/acid folic/viên đa vi chất, protein và năng lượng cân bằng, muối i-ốt trong chế biến thức ăn. Ngoài ra với những bà mẹ không sử dụng sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa, ít ăn cá tôm cua, đậu đỗ thì nên bổ sung thêm canxi.

4.2 Đối với trẻ bú mẹ

Trẻ cần được bú sớm trong vòng khoảng 1h đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú mẹ đến khoảng 24 tháng tuổi hoặc nhiều hơn

Trẻ cần được bú sớm trong vòng khoảng 1h đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú mẹ đến khoảng 24 tháng tuổi hoặc nhiều hơn

Sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn chỉnh nhất và thích hợp nhất cho trẻ vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ cần được bú sớm trong vòng khoảng 1h đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú mẹ đến khoảng 24 tháng tuổi hoặc nhiều hơn.

4.3 Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên

Trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên cần phải có chế độ ăn hợp lý và khoa học. Một số vi chất tác động đến chiều cao, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ phải kể đến như:

– Vitamin A, i-ốt, sắt: Vitamin A là một chất quan trọng đối với tầm nhìn, sự biệt hóa tế bào, chức năng miễn dịch và tạo xương. Bên cạnh đó, i-ốt cũng là một nguyên tố vi lượng giúp ngăn ngừa được bệnh bướu cổ và chậm phát triển trí não ở trẻ. Các thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như hải sản, thịt, đậu đỗ, rau xanh đậm….

– Canxi: Mẹ có thể bổ sung cho con thức ăn giàu canxi qua những thực phẩm như sữa, thực phẩm chế biến từ sữa, phô mai, sản phẩm từ đậu tương, cá…Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nhu cầu canxi là khoảng 300mg/ngày, với trẻ 6 – 11 tháng tuổi thì là 400mg/ngày, 1 – 2 tuổi là 500mg/ngày, 3 – 5 tuổi là 600 mg/ngày.

– Kẽm: Tác dụng của kẽm là giúp hấp thu, tổng hợp chất đạm, phân chia được tế bào, tăng cảm giác ngon miệng. Việc thiếu kẽm sẽ khiến cho trẻ bị chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm, giảm chức năng sinh dục, biếng ăn do rối loạn vị giác. bên cạnh đó, kẽm cũng là một thành phần quan trọng để tương tác với hormone quan trọng để tham gia vào quá trình tăng trưởng xương.

– Vitamin D: Một số thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như: gan cá, trứng gà, dầu tăng cường vitamin D, cá ngừ đóng hộp, nấm, tôm, hàu,…Thực phẩm giàu vitamin D sẽ giúp tăng cường hấp thụ canxi, giúp xương có thể chắc khỏe và tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần vận động ngoài trời và ăn những thực phẩm giàu vitamin D, canxi.

Trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên cần phải có chế độ ăn hợp lý và khoa học

Trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên cần phải có chế độ ăn hợp lý và khoa học

5. Chế độ chăm sóc cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chế độ chăm sóc cũng vô cùng quan trọng. Mẹ cần chú ý:

– Vào mùa hè, cần tắm rửa thường xuyên cho con bằng nước sạch.

– Vào mùa đông, cần giữ ấm cơ thể cho con, tránh để gió lùa, nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.

– Với quần áo của trẻ, cần phải giặt sạch sẽ, phơi phô dưới ánh nắng.

– Tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế tối đa ăn đồ ngọt để tránh các bệnh lý răng miệng.

– Nhắc nhở trẻ rửa tay trước và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay thường xuyên cho trẻ. Loại bỏ những thói quen xấu của trẻ như: mút tay, đưa tay bẩn quẹt lên mặt, đưa các đồ vật vào miệng, lê la dưới đất bẩn….

– Bảo đảm trẻ được sinh hoạt ở những môi trường thoáng mát, sáng sủa, đồ chơi luôn sạch sẽ, khô ráo.

– Yêu thương và khích lệ con, tránh ép buộc, thúc ép khiến trẻ có tâm lý sợ và biếng ăn.

–  Khi trẻ ốm, đặc biệt là bị tiêu chảy hay bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp thì mẹ cần biết cách chăm sóc hoặc nhờ bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ.

– Đưa trẻ đến khám dinh dưỡng tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể theo đúng tình trạng sức khỏe của con.

6. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – địa chỉ uy tín khám dinh dưỡng cho trẻ thấp còi

khám dinh dưỡng cho bé

Khoa Dinh Dưỡng – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một cơ sở y tế uy tín, được hàng ngàn phụ huynh lựa chọn

Khoa Dinh Dưỡng – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một cơ sở y tế uy tín, được hàng ngàn phụ huynh lựa chọn để khám dinh dưỡng cho trẻ thấp còi cho trẻ với những ưu điểm nổi bật như:

– Quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 30 năm kinh nghiệm. Trong đó, có bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Huân – người đã có nhiều năm công tác tại Viện dinh dưỡng Quốc gia.

– Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, tân tiến, phục vụ tốt cho việc thăm khám như: hệ thống robot tự động, máy phân tích thành phần cơ thể Tanita xuất xứ Nhật Bản, máy đo loãng xương DEMUMT xuất xứ Hàn Quốc…

– Bác sĩ tư vấn hướng điều trị và xây dựng phác đồ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể trẻ, giúp bé có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ được hẹn tái khám để đánh giá lại và có phương án điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng phù hợp.

– Đội ngũ điều dưỡng thân thiện với bé và tận tình, chu đáo hướng dẫn phụ huynh từng bước trong quy trình.

– Tiết kiệm chi phí tối đa cho phụ huynh với hình thức BHYT và BHBL.

–  Tích hợp khu vui chơi với đồ chơi được khử khuẩn an toàn, xua tan lo lắng của bé khi thăm khám tại đây.

– Vô vàn tiện ích hấp dẫn đến từ thương hiệu đạt top 3 bệnh viện tư và top 5 toàn bệnh viện tốt nhất thành phố Hà Nội do Sở Y Tế đánh giá.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital