Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tình trạng ê buốt răng còn kéo theo nhiều bất tiện trong cuộc sống. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ chia sẻ những cách giúp khắc phục tình trạng răng bị ê buốt.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao bị ê buốt răng?
Thông thường, phần ngà răng được bao bọc bởi lớp men răng ngoài cùng. Vai trò của men răng chính là bảo vệ ngà răng. Do đó, khi lớp men răng bị tổn hại, ngà răng sẽ không được bảo vệ khi tiếp xúc trực tiếp với những loại thực phẩm trong quá trình ăn uống. Đây chính là nguyên nhân khiến răng miệng trở nên nhạy cảm. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề răng bị ê buốt, lung lay.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng bị ê buốt:
1.1 Do bệnh lý gây ê buốt răng
Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, tụt lợi, … có thể là lý do khiến răng trở nên nhạy cảm. Trong đó, tình trạng răng sâu là lý do phổ biến khiến răng bị đau buốt. Bên cạnh đó, răng chịu tổn thương còn có thể phải chịu những biến chứng nghiêm trọng khác. Khi ở trong tình trạng sâu răng, răng của người bệnh sẽ xuất hiện những vết nâu đen trên bề mặt. Nghiêm trọng hơn, lỗ sâu sẽ xuất hiện và ảnh hưởng tủy răng.
Ngoài ra, sâu răng cũng là lý do làm tăng khả năng bị tụt lợi. Sức khỏe răng miệng sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều. Tình trạng tụt lợi cũng sẽ khiến ngà răng ở phần dây thần kinh chân răng bị lộ, răng dễ ê buốt hơn.
1.2 Do vệ sinh răng miệng không phù hợp
Mỗi ngày, ta cần thực hiện đánh răng tối thiểu 2 lần để có thể làm sạch răng miệng và bảo vệ răng. Thế nhưng trên thực tế, không phải mọi người đều đảm bảo đánh răng đúng cách. Một số người chỉ chải răng qua loa, có những người lại thao tác sai. Điều này khiến hiệu quả làm sạch răng miệng không đảm bảo. Cùng với đó, một số trường hợp khác, hành động chải răng quá kỹ, quá mạnh và nhiều lần gây bào mòn men răng, răng nhạy cảm hơn.
Ngoài ra, lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng cũng là yếu tố tác động tới hiệu quả của đánh răng. Loại bàn chải quá cứng, loại kem đánh răng không phù hợp sẽ khiến răng bị tổn thương. Đặc biệt với những trường hợp răng đã vốn nhạy cảm sẽ khiến răng ngày càng tổn thương.
1.3 Do thói quen ăn uống làm ê buốt răng thêm nghiêm trọng
Khi bị ê buốt răng, thói quen ăn uống cũng là điều người bệnh cần xem xét lại. Việc thường xuyên ăn những thực phẩm nhiều axit kèm theo không vệ sinh răng cẩn thận là lý do phổ biến khiến răng bị ê buốt ngày càng nhiều. Răng miệng sẽ phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ mắc bệnh lý như sâu răng hay viêm nướu.
1.4 Do thói quen xấu
Một số thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng, nhai đá, … cũng có những tác động xấu tới sức khỏe răng miệng. Cụ thể, khi thường xuyên nhai đá lạnh và cứng, răng phải liên tục tiếp xúc với đồ lạnh, phải tác động lực lớn để cắn. Lâu dần, răng sẽ phải chịu tổn thương, ngày càng nhạy cảm, ê buốt. Khi thực hiện thói quen nghiến răng, hai hàm răng của ra sẽ siết chặt và dẫn tới mòn răng. Hành động này sẽ ảnh hưởng tới men răng, gây nên tình trạng răng ê buốt.
1.5 Do thực hiện tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng hay một số thủ thuật nha khoa khác được thực hiện cũng sẽ khiến răng miệng bị ê buốt. Vì vậy, ta nên đi kiểm tra và nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ đưa ta chỉ định, lời khuyên cụ thể về trước và sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa. Đồng thời, ta nên thực hiện tại những nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm để đảm bảo về hiệu quả, độ an toàn, hạn chế ê buốt răng.
2. Giải pháp giúp khắc phục tình trạng buốt răng
2.1 Điều trị ê buốt răng với bác sĩ
Khi tình trạng ê buốt răng kéo dài và không có tình trạng thuyên giảm, người bệnh nên đi kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa. Rất có thể ta đã mắc phải một số bệnh lý răng miệng khiến răng bị đau buốt. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.
2.2 Thay đổi và duy trì chế độ ăn khoa học
Người bệnh bị ê buốt răng không nên sử dụng các loại thức uống có chứa nhiều axit. Đặc biệt là các loại nước có ga, nước cam, chanh, … Axit trong các loại đồ uống này sẽ gây tổn hại cho răng miệng. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên ăn các món ăn quá lạnh hay quá nóng, quá cay. Việc sử dụng các món ăn này sẽ khiến cho men răng dần bị mỏng đi. Từ đó, tình trạng chân răng ở hàm dưới ê buốt.
2.3 Vệ sinh răng miệng phù hợp
Trước tình trạng buốt răng, người bệnh nên thực hiện chải răng 2 lần mỗi ngày. Điều này sẽ giúp quá trình vệ sinh răng miệng được đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, ta hãy sử dụng các loại kem đánh răng phù hợp có fluoride để hỗ trợ bảo vệ răng miệng. Đặc biệt, đánh răng với nước ấm từ 30-40 độ C có thể giúp hạn chế hiện tượng răng bị ê buốt, xoa dịu cảm giác khó chịu.
Ngoài việc đánh răng đúng cách, ta nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để tối ưu việc làm sạch răng miệng. Điều này sẽ lấy sạch những cặn bẩn ở kẽ răng, hạn chế nguy cơ bị sâu kẽ răng.
2.4 Thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Khi bị buốt răng, chỉ điều trị và điều chỉnh thói quen hàng ngày là không đủ. Người bệnh nên thực hiện đi khám duy trì để được bác sĩ chuyên khoa 6 tháng một lần để kiểm tra định kỳ và kiểm soát tình trạng răng miệng. Từ đó, nhiều vấn đề, biến chứng nguy hiểm sẽ được phòng tránh.
Trên đây là một số chia sẻ về cách giúp khắc phục tình trạng buốt răng. Hy vọng qua đây, mọi người đã nắm được cách chăm sóc răng miệng cho bản thân tốt hơn.