Tình trạng huyết áp cao ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe của người bệnh và có thể gây 1 số biến chứng nguy hiểm. Vậy huyết áp cao là bao nhiêu, cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe khi bị huyết áp cao, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Huyết áp cao là bao nhiêu những nguy cơ khi bị huyết áp cao
Huyết áp cao là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… vậy huyết áp bao nhiêu được gọi là cao? Câu trả lời là để đánh giá huyết áp cao hay thấp hay ở mức bình thường sẽ dựa trên chỉ số huyết áp tâm thu (áp suất trong động mạch khi tim đang đập) và huyết áp tâm trương (áp lực đo được giữa 2 lần đập của tim).
Đối với người lớn huyết áp được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHgm và huyết áp tâm trương có chỉ số dưới 80mmHg, thì được coi là huyết áp bình thường.
Người được coi là bị huyết áp cao khi huyết áp tâm thu có chỉ số từ 140 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số từ 90 mmHg trở lên thì sẽ được gọi là mắc bệnh cao huyết áp.
Ngoài ra còn có trường hợp gọi là tiền cao huyết áp khi giá trị của các trị số nằm giữa mức huyết áp bình thường và mức của cao huyết áp ( huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).
2. Những điều cần lưu ý khi bị huyết áp cao
Khi bị huyết áp cao sẽ gây ra 1 loạt các nguy cơ như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim… gây đe dọa đến sức khỏe và tính mạng vì vậy người bị chẩn đoán huyết áp cao cần phải đặc biệt lưu ý chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là 1 số lưu ý cho người bị cao huyết áp:
Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Để đảm bảo an toàn bạn nên trang bị máy đo huyết áp và tự kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường và có phương pháp xử lý phù hợp.
Sử dụng thuốc điều trị huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ để giữ huyết áp ổn định tuy nhiên bạn cần tránh việc tự mua thuốc và sử dụng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, việc này có thể gây những hậu quả khôn lường.
Tập luyện thể dục mỗi ngày: Khi bị cao huyết áp bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, như đi bộ vào mỗi buổi sáng trong tuần. Tuy nhiên cần lưu ý vận động với cường độ vừa phải, không vận động quá sức để đảm bảo sức khỏe.
Trong ăn uống người bị cao huyết áp nên ăn nhạt, tránh sử dụng quá nhiều muối và natri. Cần nhớ là luôn đọc thành phần dinh dưỡng của sản phẩm đóng gói. Ngoài ra bạn cũng nên lập nhật ký ăn uống giúp kiểm soát tốt hơn lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày, đồng thời giúp điều chỉnh, giảm bớt hoặc ngừng ăn các loại thực phẩm không phù hợp. Người bị cao huyết áp cũng nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm từ sữa ít béo để đảm bảo sức khỏe.