Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân hen phế quản nhanh khỏi

Tham vấn bác sĩ

Bệnh hen phế quản là bệnh viêm hô hấp mạn tính đường thở bởi nhiều tế bào và những thành phần tế bào tham gia. Căn bệnh này có thể dẫn tới nhiều dấu hiệu ảnh hưởng tới sức khỏe như khó thở, nghẹt trong lồng ngực, ho kéo dài… và thường xảy ra vào đêm hay sáng sớm. Người bệnh hen phế quản nặng cần có chế độ sống và sinh hoạt khoa học để hạn chế tình trạng bệnh. Đặc biệt, chăm sóc bệnh nhân hen phế quản đúng cách cũng có thể hỗ trợ giảm triệu chứng và tăng hiệu quả điều trị hen phế quản.

1. Bệnh hen phế quản và những thông tin quan trọng cần biết

1.1 Các yếu tố tăng nguy cơ khởi phát cơn hen

Những yếu tố có thể khiến cơn hen xuất hiện có thể gặp trong đời sống thường ngày, đặc biệt là:

– Dị ứng với các chất gồm: xăng dầu, lông động vật, khói thuốc, phấn hoa…

– Dị ứng với đồ ăn như cua, tôm, cồn… hoặc các loại thuốc

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bởi viêm xoang, viêm amidan…

– Thời tiết thay đổi bởi nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, áp suất…

– Hoạt động thể chất quá sức dẫn tới khó thở, hô hấp dồn dập

– Yếu tố tinh thần, shock hoặc stress kéo dài có thể dẫn tới khởi phát cơn hen.

chăm sóc bệnh nhân hen phế quản

Căng thẳng và mệt mỏi về tinh thần kéo dài có thể dẫn tới cơn hen khởi phát

1.2 Những triệu chứng của bệnh hen phế quản dễ phát hiện

Những triệu chứng về cơ năng có thể nhận diện được bao gồm:

– Các triệu chứng báo trước như: sổ mũi, hắt hơi, đỏ mặt, ho khan, ngứa mắt, buồn ngủ…

– Cảm giác khó thở, có thể hít thở khó khăn hoặc khó thở ra trong giai đoạn đầu, khó thở tăng dần nếu bệnh tiến triển và thậm chí mệt mỏi ra mồ hôi, khó nói chuyện hay giao tiếp.

– Khó thở kéo dài từ 10 phút đến 30 phút, đôi khi là cả ngày, triệu chứng này có thể giảm dần hoặc kết thúc nếu như người bệnh khạc đờm hoặc ho khan kéo dài.

Các triệu chứng thực thể của cơn hen bao gồm:

– Khám phổi nhận thấy rì rào phế nang giảm, ran khắp ở hai phổi hoặc có tiếng ran rít

Khám tim mạch nhận thấy tim đập nhanh, huyết áp tăng cao.

Để nhận diện bệnh hen phế quản và tình trạng bệnh, mỗi người cần thực hiện một số phương pháp như sau:

– Chụp X-quang phổi để đánh giá tình trạng ngực và cơ hoành di động cùng với sự giãn của khoang liên sườn, hai phổi sáng và rốn phổi đậm.

– Phân tích máu khi tình trạng cơn hen nặng thông qua: PaO2 (áp suất O2 máu động mạch), PaCO2 (áp suất CO2 máu động mạch), SaO2 (độ bão hoà oxy trong máu động mạch), PH máu.

– Xét nghiệm đờm để tìm: bạch cầu ái toan, tinh thể Charcot Layden, bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, vi khuẩn nếu có bội nhiễm.

1.3 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh hen phế quản

Hen phế quản có diễn biến khác nhau ở từng trường hợp bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân khỏi trong một thời gian nhưng cũng có trường hợp người bệnh bị liên tục, nếu kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe:

– Gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn: đờm đặc, khó thở, suy hô hấp, sốt…

chăm sóc bệnh nhân hen phế quản tránh biến chứng xảy ra

Suy hô hấp là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải ở bệnh nhân hen phế quản

– Lao phổi, bệnh giãn phế nang, bệnh suy thất phải…

1.4 Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hen phế quản

Đối với bệnh nhân hen phế quản cần lưu ý những điều sau:

– Luôn giữ họng sạch sẽ, làm sạch dịch ở phế quản và để bệnh nhân nằm đầu cao

– Dùng các loại thuốc giãn phế quản theo chỉ định của bác sĩ

– Sử dụng Corticoid kết hợp điều chỉnh nước và điện giải

– Sử dụng máy thở oxy nếu có tình trạng suy hô hấp.

Bên cạnh đó, để phòng tránh những cơn hen cấp tính hoặc phòng bệnh hen tái phát, người bệnh cần chú ý:

– Tránh xa những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng hoặc gây stress, căng thẳng kéo dài

– Điều trị triệt để ổ nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên

– Giữ ấm cho cơ thể và bỏ thuốc lá, thuốc lào

– Rèn luyện thể thao, bồi dưỡng sức khỏe và đề kháng

– Chọn môi trường sống phù hợp, tránh ô nhiễm không khí.

2. Hướng dẫn cách để chăm sóc cho bệnh nhân hen phế quản nhanh khỏi

2.1 Thăm khám và đánh giá về tình trạng bệnh trước khi chăm sóc cho bệnh nhân mắc hen phế quản

Bác sĩ có thể thông qua triệu chứng của bệnh nhân cùng với tiền sử dị ứng của người thân và gia đình kết hợp với điều kiện sinh sống để đưa ra đánh giá chung về tình trạng bệnh.

chăm sóc bệnh nhân hen phế quản sau khi thăm khám với bác sĩ

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua đánh giá nhiều yếu tố

Sau đó, bệnh nhân sẽ được khám bệnh với các bước cụ thể như sau:

– Khám toàn thân, kiểm tra cân nặng, chiều cao, nhiễm khuẩn, phù…

– Kiểm tra tình trạng hô hấp gồm tính chất khó thở, tần số thở, màu sắc và số lượng đờm

– Tuần hoàn với tần số tim mạch, huyết áp

– Sức khỏe tinh thần

– Đánh giá kết quả xét nghiệm.

2.2 Các bước chăm sóc cho bệnh nhân hen phế quản

Lập kế hoạch để hỗ trợ và chăm sóc cho bệnh nhân

Người thân nên tăng khả năng thông khí cho bệnh nhân, kết hợp với chăm sóc về chế độ dinh dưỡng và tinh thần đồng thời đề phòng những biến chứng có thể xuất hiện.

Thực hiện các bước chăm sóc cho bệnh nhân hiệu quả

– Tăng khả năng thông khí cho bệnh nhân thông qua để bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao và buồng thoáng đồng thời làm sạch dịch phế quản bằng cách: vỗ và rung lồng ngực cho bệnh nhân, hướng dẫn người bệnh ho và hít thở khoa học, cho bệnh nhân uống nước nhiều, thực hiện hút đờm dãi nếu đờm nhiều…

– Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản và corticoid cần theo dõi tác dụng phụ với thuốc. Đối với bệnh nhân sử dụng kháng sinh cần lưu ý về vấn đề dị ứng.

– Nếu bệnh nhân khó thở nặng thì cần thực hiện thở oxy.

Chăm sóc về chế độ ăn uống và sức khỏe tinh thần cho bệnh nhânNgười thân cần lưu ý cung cấp đến bệnh nhân một chế độ ăn đủ chất, nhiều vitamin và nhiều calo, đồng thời hạn chế đồ ăn có nguy cơ dị ứng, cho bệnh nhân ăn nhạt, hạn chế muối.

Ngoài ra hãy động viên để bệnh nhân có tâm lý điều trị tốt hơn, có thể sử dụng thuốc an thần nhẹ nếu bác sĩ kê đơn và không có tình trạng suy hô hấp.

Phát hiện và đề phòng sớm biến chứng có thể xảy ra

Theo dõi các phản ứng về nhịp thở, độ tím, huyết áp, thân nhiệt, mạch, đờm, tinh thần… của người bệnh trong suốt hành trình điều trị lao phổi.

Đồng thời khuyến cáo bệnh nhân hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng và điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, giữ ấm cơ thể và tăng cường dinh dưỡng để phục hồi chức năng hô hấp.

Đồng thời không lạm dụng hay sử dụng quá liều các loại thuốc điều trị bệnh và xử lý ngay khi thấy những biểu hiện như: khó thở kéo dài, ho ra máu hoặc bị phù…

Đánh giá về hiệu quả chăm sóc người bệnh

Qua quá trình chăm sóc và điều trị, người thân cần xác định được tình trạng khó thở của người bệnh, việc biến chứng và phòng ngừa…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital