Hướng dẫn cha mẹ chọn thuốc sổ mũi cho bé phù hợp

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Dược sĩ

Phạm Minh Hưng

Trưởng khoa Dược

Sổ mũi là triệu chứng phổ biến ở trẻ em, thường do cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm virus. Việc sử dụng thuốc sổ mũi cho bé có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và giúp bé thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thuốc phù hợp và sử dụng đúng cách là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé.

1. Nguyên nhân gây sổ mũi ở bé

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

1.1. Nhiễm virus, vi khuẩn

Nếu bé bị nhiễm virus sẽ dễ mắc 3 bệnh sau:

– Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sổ mũi ở bé. Virus cảm lạnh tấn công vào hệ hô hấp trên, khiến niêm mạc mũi bị sưng và tiết ra nhiều dịch nhầy.

– Cúm: Virus cúm cũng có thể gây ra triệu chứng sổ mũi, kèm theo sốt, ho, đau họng và nhức mỏi cơ thể.

– Adenovirus: Adenovirus là nhóm virus gây ra nhiều bệnh đường hô hấp, bao gồm cả sổ mũi

Nếu bé nhiễm vi khuẩn thì sẽ gặp tình trạng:

– Viêm mũi do vi khuẩn dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và tiết dịch nhầy.

– Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang, nằm xung quanh mắt và mũi. Viêm xoang có thể khiến bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức mặt và ho.

sổ mũi do cảm lạnh

Bé bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi

1.2. Dị ứng

Dị ứng cũng là nguyên nhân gây ra sổ mũi, cụ thể:

– Dị ứng nguyên phát: Bé tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,… khiến cơ thể phản ứng và sản sinh histamine. Histamine làm tăng tiết dịch nhầy ở mũi, dẫn đến sổ mũi.

– Dị ứng thức ăn: Một số bé có thể bị dị ứng với một số loại thức ăn như sữa, trứng, hải sản,… Dị ứng thức ăn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả sổ mũi.

1.3. Các nguyên nhân khác

Ngoài nhiễm virus, vi khuẩn và dị ứng kể trên, một số nguyên nhân khác cũng khiến trẻ bị sổ mũi như là:

– Khí hậu thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến bé bị sổ mũi do niêm mạc mũi nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ.

– Kích ứng do khói bụi, hóa chất: Bé tiếp xúc với khói bụi, hóa chất có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và dẫn đến sổ mũi.

– Trẻ bú sữa mẹ: Khi trẻ bú sữa mẹ, sữa có thể trào ngược lên mũi và gây ra sổ mũi.

2. Phân loại thuốc sổ mũi cho bé

Có hai loại thuốc sổ mũi cho bé được sử dụng nhiều hiện nay:

– Thuốc thông mũi: Loại thuốc này giúp co các mạch máu trong mũi, làm giảm sưng tấy và giúp bé thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thuốc thông mũi không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.

– Thuốc nhỏ mũi: Loại thuốc này giúp làm loãng dịch nhầy và giúp bé dễ dàng hắt hơi hoặc khạc ra dịch nhầy. Thuốc nhỏ mũi có thể sử dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi.

– Thuốc dạng siro đường uống.

– Thuốc dạng bột dùng để pha với nước.

thuốc sổ mũi cho bé

Thuốc nhỏ mũi là một trong các dạng thuốc điều trị tình trạng sổ mũi ở trẻ

3. Làm thế nào để chọn được thuốc sổ mũi phù hợp?

3.1. Hiểu rõ nguyên nhân sổ mũi ở bé

Trước khi chọn thuốc, cha mẹ cần phải biết rõ đâu là nguyên nhân gây ra sổ mũi cho bé. Đó có thể là cảm lạnh, dị ứng, viêm mũi họng hoặc sưng mũi do các vấn đề khác.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp lựa chọn thuốc sổ mũi cho bé chính xác và an toàn hơn.

3.2. Dựa vào độ tuổi của bé để chọn thuốc sổ mũi cho bé phù hợp

Bé ở mỗi độ tuổi khác sau sẽ có những loại thuốc được sử dụng tương ứng. Ví dụ, có những loại thuốc sổ mũi chỉ định cho bé từ 2 tuổi trở lên thì cha mẹ không thể dùng ở những bé dưới 2 tuổi hoặc trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, việc sử dụng liều lượng thuốc cũng sẽ khác nhau ở từng nhóm tuổi. Cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề này để tránh việc dùng quá liều ở độ tuổi được khuyến cáo.

3.3. Tình trạng sức khỏe hiện tại

Bên cạnh độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh thì cha mẹ cũng cần quan tâm tới tình trạng sức khỏe hiện tại trước khi lựa chọn thuốc phù hợp. Có một số trường hợp nhẹ thì chỉ cần uống thuốc với liều lượng ít, trong thời gian ngắn. Còn với trường hợp nặng hơn thì liều lượng và thời gian điều trị bằng thuốc sẽ dài hơn.

3.4. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về thuốc sổ mũi cho bé

Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về việc chọn thuốc sổ mũi cho bé là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của bé và gợi ý cho cha mẹ loại thuốc phù hợp nhất.

sử dụng thuốc trị sổ mũi cho bé như nào

Cần tuân thủ cho bé dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định

4. Một số lưu ý cha mẹ cần nhớ trong quá trình dùng thuốc

Ngoài chọn thuốc, việc sử dụng thuốc đúng cách cũng giúp cải thiện bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Một số lưu ý dành cho cha mẹ trong quá trình dùng thuốc cho con đó là:

– Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc cho bé.

– Cho bé uống đúng và đủ liều lượng được khuyến cáo.

– Không tự tăng liều, không dùng thuốc trong thời gian dài.

– Tránh dùng thuốc quá hạn.

– Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt, bí vì sẽ khiến thuốc bị hỏng. Lựa chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo quản thuốc.

– Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

5. Các biện pháp khác không cần dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ cũng cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc khác để giúp bé giảm bớt triệu chứng sổ mũi như:

– Sử dụng dụng cụ hút dịch mũi để giúp bé thông mũi và dễ thở hơn.

– Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé ở mũi, họng. Nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy và sát trùng mũi cũng như cổ họng cho bé.

– Cho bé uống nhiều nước, mục đích để làm loãng dịch nhầy và giúp bé dễ dàng hắt hơi hoặc khạc ra dịch nhầy.

– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giúp bé thở dễ dàng hơn.

phòng ngừa sổ mũi ở bé

Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để trong không gian sinh hoạt của bé

Thuốc sổ mũi cho bé không chỉ giúp giảm bớt triệu chứng mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc để điều trị sổ mũi cho bé. Hãy tuân thủ theo đơn thuốc được kê bởi bác sĩ chuyên môn để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital