Hôi miệng do viêm lợi là một bệnh lý không hiếm gặp về răng miệng. Về cơ bản, tình trạng này không gây ra hậu quả nghiêm trọng tức thời. Tuy nhiên về lâu dài, đó lại là nguyên nhân dẫn tới nhiều phiền phức cho sức khỏe và cả sinh hoạt hàng ngày.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quát về bệnh viêm lợi dẫn tới hôi miệng
Lợi là bộ phần bao bọc xung quanh chân răng. Đây là phần có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ chân răng luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Thông thường, phần lợi khỏe sẽ có màu hồng nhạt, không có biểu hiện sưng hay chảy máu. Cùng với đó là hơi thở thơm tho, khoang miệng không có mùi.
Tuy nhiên, vì là tổ chức mô mềm nên lợi thường xuyên phải tiếp xúc với những mảng bám trên răng và vi khuẩn trong khoang miệng. Điều này khiến lợi dễ rơi vào tình trạng viêm nhiễm.
Viêm lợi là một trong những bệnh lý nha khoa rất thường gặp ở đa dạng đối tượng. Nhận biết tình trạng viêm lợi, ta thấy các mô nướu xung quanh răng phù nề và viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn từ những mảng bám trên răng.
Thông thường, viêm lợi không phải một bệnh lý quá đáng ngại. Thế nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách đây sẽ là nguyên nhân kéo theo nhiều vấn đề. Trong đó. tình trạng viêm lợi dẫn đến hôi miệng là rất thường gặp. Điều này là do trong quá trình viêm nhiễm, vi khuẩn đã phát triển gây ra mùi khó chịu.
2. Những triệu chứng của hôi miệng do viêm lợi
Hiện tượng viêm lợi dẫn tới hôi miệng rất dễ nhận biết. Tình trạng này thường đi kèm cùng một số triệu chứng khác:
– Sốt
– Bị sưng đỏ, đau nhức vùng lợi viêm.
– Nước bọt tiết nhiều hơn.
– Do lợi sưng nên người bệnh sẽ có cảm giác bị cộm, vướng.
– Trong trường hợp bị viêm lợi trùm, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi khép miệng.
– Khi chải răng, người bệnh sẽ có cảm giác sau. Khi bàn chải ma sát mạnh vào phần lợi bị viêm sẽ dẫn đến chảy máu lợi. Trường hợp này không xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn tới nhiễm trùng.
– Trường hợp lợi bị viêm nặng sẽ dẫn tới lở loét và mưng mủ.
– Dùng tay che cách khoảng 3cm và thở bằng miệng thấy mùi hôi khó chịu.
Tình trạng viêm lợi gây hôi miệng không chỉ gây cản trở với quá trình ăn uống. Khi người bệnh giao tiếp hàng ngày, việc hơi thở có mùi cũng là một vấn đề đáng ngại.
3. Nguyên nhân viêm lợi dẫn tới hôi miệng
3.1 Nhiễm trùng vi khuẩn
Những vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập trực tiếp vào lợi thông qua khoang miệng. Điều này khiến lợi bị kích ứng dẫn tới sưng viêm. Từ đó, trong miệng sẽ xuất hiện mùi hôi khó chịu.
3.2 Thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng
Khi khoang miệng không được thực hiện vệ sinh đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và nhanh chóng phát triển. Sau đây là một số thói quen xấu khiến quá trình thực hiện vệ sinh răng miệng không hiệu quả:
– Lười đánh răng, không đánh răng thường xuyên hoặc đánh không sạch sẽ.
– Sử dụng những loại bàn chải đánh răng và kem đánh răng kém chất lượng.
– Không có thói quen thay bàn chải đánh răng thường xuyên.
– Kem đánh răng và nước súc miệng đang sử dụng có thành phần gây kích ưng với lợi.
– Thói quen xỉa răng bằng loại tăm nhọn gây tổn thương và sưng viêm cho lợi.
3.3 Chế độ ăn và sinh hoạt chưa phù hợp
Tình trạng viêm lợi gây hôi miệng có thể bắt nguồn từ chế độ ăn và sinh hoạt chưa phù hợp như:
– Lạm dụng uống bia rượu.
– Ăn đồ ngọt quá thường xuyên dẫn tới hình thành mảng bám trên răng.
– Hút thuốc lá.
– Uống không đủ nước.
– Ăn nhiều các loại thức ăn cay nóng và giàu axit.
3.4 Do tác dụng phụ của thuốc
Trong thành phần của một số loại thuốc sẽ khiến người dùng khi sử dụng lâu dài bị ảnh hưởng khả năng tiết nước bọt. Điều này khiến cho môi trường trong miệng bị khô. Từ đó, vi khuẩn gây hại sẽ có cơ hội xâm nhập và tấn công gây ra tình trạng viêm lợi dẫn tới hôi miệng.
3.5 Do một số vấn đề về sức khỏe khác
Bên cạnh đó, có những trường hợp viêm lợi hôi miệng là biến chứng, ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác. Điển hình như: rối loạn nội tiết tố, sâu răng, tiểu đường, …
4. Phương pháp điều trị hôi miệng do viêm lợi
Để khắc phục triệt để tình trạng hôi miệng do viêm lợi, người bệnh cần thực hiện kết hợp điều trị nha khoa và chế độ chăm sóc tại nhà.
4.1 Điều trị nha khoa
Khi bị viêm lợi dẫn tới hôi miệng, tốt nhất người bệnh nên tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Sau khi đã nắm được tình hình, bác sĩ sẽ đề nghị phương án điều trị phù hợp. Với bệnh viêm lợi hôi miệng, thường người bệnh sẽ được làm sạch khoang miệng và kê uống một số loại thuốc như:
– Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc như meloxicam, diclophenac, … có tác dụng hỗ trợ làm giảm những vết sưng đỏ ở nướu răng. Tuy nhiên, những người bị bệnh về dạ dày lưu ý không sử dụng loại thuốc này.
– Thuốc corticosteroid: Những loại thuốc này có đặc tính kháng viêm hiệu quả. Do đó, với người bệnh bị sưng nướu, mắc các bệnh khiến nướu sưng đỏ thường được kê để điều trị và hiệu quả nhanh chóng.
– Thuốc kháng sinh: Một số loại kháng sinh có tác dụng loại trừ vi khuẩn ở trong lợi. Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn có tác dụng đối với một số bệnh lý khác như viêm nha chu, sâu răng, …
– Thuốc giảm đau: Thông thường, các loại thốc giảm đau sẽ được kê để hỗ trợ hạn chế cơn đau do tình trạng viêm lợi gây nên. Tuy nhiên, những người bị chảy máu hoặc sốt xuất huyết lưu ý không được sử dụng aspirin.
Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cần uống đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống quá hoặc bớt liều lượng.
4.2 Chế độ chăm sóc tại nhà
Bên cạnh điều trị nha khoa, chế độ chăm sóc tại nhà phù hợp cũng là điều bệnh nhân bị hôi miệng do viêm lợi cần lưu ý:
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận, phù hợp: đánh răng đều đặn, súc miệng sau khi ăn, thay bàn chải thường xuyên, …
– Tránh thao tác quá mạnh khi vệ sinh răng miệng.
– Tránh ăn những món chua, cay, nóng.
– Không hút thuốc lá.
– Không uống rượu bia hay sử dụng các loại chất kích thích.
– Kiểm tra nha khoa định kỳ đều đặn 2 lần mỗi năm.
Trên đây là những tìm hiểu về tình trạng viêm lợi dẫn tới hôi miệng. Mọi người hãy lưu lại để có thể áp dụng khi cần thiết.