Hội chứng ruột kích thích và những thông tin cần biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích là tên gọi chỉ các rối loạn tiêu hóa liên quan trực tiếp đến ruột già. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, đi đại tiện khó chịu… Các triệu chứng kéo dài bất thường khiến bệnh nhân vô cùng hoang mang.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Các biểu hiện đặc trưng được mô tả thường là đau bụng, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy hay táo bón. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại là bệnh lý mạn tính gây nhiều phiền toái khi gặp phải.

Tỉ lệ mắc căn bệnh này khá cao, thông thường là ⅕, cứ năm người thì có 1 người mắc. Người ở độ tuổi trưởng thành và phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân bệnh hiện vẫn chưa được làm rõ. Nguyên nhân phổ biến được cho là sự rối loạn chức năng của các cơ quan tiêu hóa. Người bệnh ngoài cảm giác khó chịu, phiền toái thì không có tổn thương thực thể. Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh đó là:

– Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, ít rau hoặc bổ sung thực phẩm không phù hợp với thể trạng.

Đại tràng nhiễm độc do một số loại thực phẩm nào đó

– Người bệnh bị rối loạn điều hòa nhu động đại tràng

Tùy mỗi người mà bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau. Bệnh kéo dài đến hàng tháng nếu như người bệnh không có ý thức trong điều trị bệnh. Người bệnh sau khi đi vệ sinh sẽ thấy thoải mái hơn nhiều. Tuy nhiên hiện tượng khó chịu cứ lặp đi lặp lại. Từ đó người bệnh không chỉ rối loạn tiêu hóa mà càng thêm lo âu căng thẳng, dẫn đến sụt giảm cân nặng và sức khỏe.

Hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể

Hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể

2. Hội chứng ruột kích thích có những dấu hiệu gì?

Nếu gặp những biểu hiện dưới đây, rất có thể bạn đã mắc hội chứng ruột kích thích

– Đau bụng: Là dấu hiệu rõ rệt nhất. Người bệnh đau bụng sau ăn, đau vùng bụng dưới và hố chậu trái. Sau khi đi vệ sinh thì cơn đau bụng giảm rõ rệt.

– Tiêu chảy: Người bệnh đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, có khi là 3 – 5 lần/ 1 ngày. Phân lỏng hoặc rất nát nhưng không kèm máu.

– Táo bón: Ngược lại, người bệnh cũng có thể bị táo bón. Người bệnh gặp khó khăn khi đi vệ sinh, phân rắn. Hiện tượng này xen kẽ với tiêu chảy.

– Chướng bụng: Hiện tượng hay xảy ra vào ban ngày. Khi đi ngủ thì hiện tượng này thuyên giảm, không còn chướng bụng.

Các biểu hiện trên có khi lặp lại hằng ngày khiến người bệnh mỏi mệt. Nếu kèm thêm các dấu hiệu như sốt, sụt cân, màu phân bất thường… người bệnh cần lập tức đến ngay bệnh viện để kịp thời xử lý nếu gặp nguy hiểm.

Hội chứng ruột kích thích dấu hiệu

Hội chứng ruột kích thích thường biểu hiện với những dấu hiệu đau bụng, đầy hơi…

3. Xử trí khi gặp hội chứng ruột kích thích

Bệnh lý này không có thuốc điều trị dứt điểm. Cần căn cứ vào triệu chứng cụ thể để có đơn thuốc phù hợp. Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn chặn các dấu hiệu bệnh.

3.1. Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc

Căn cứ vào triệu chứng, bác sĩ thường tư vấn các loại thuốc:

– Thuốc chống đau: chỉ định các loại thuốc chống co cơ thắt

– Thuốc ngăn táo bón: dùng các loại thuốc nhuận tràng phù hợp

– Thuốc chống tiêu chảy

– Thuốc chống đầy hơi, sình bụng

Thuốc an thần

– Thuốc chống vi khuẩn ở ruột: Vi khuẩn không phải là yếu tố lớn gây nên bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân cần uống thuốc chống viêm nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy. Tiêu chảy và táo bón là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó sẽ sinh ra các biến chứng bệnh lý nguy hiểm khác.

Hội chứng ruột kích thích cần kết hợp điều trị thuốc và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng

Hội chứng ruột kích thích cần kết hợp điều trị thuốc và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng

3.2. Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Ngoài sử dụng thuốc, dinh dưỡng và sinh hoạt là yếu tố cực kỳ quan trọng nếu muốn lành bệnh. Người bệnh cần kiêng khem các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Đồng thời áp dụng chế độ lành mạnh hằng ngày.

– Kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: tôm, cua, thực phẩm khó tiêu.

– Tùy trường hợp cụ thể mà bổ sung thực phẩm phù hợp. Bị táo thì cần sử dụng thực phẩm chống táo. Bị tiêu chảy thì ăn đồ đặc dễ tiêu. Ăn kỹ, nhai lâu và hạn chế ăn quá no.

– Cần ăn uống đúng giờ, không nhịn ăn, không ăn quá muộn, quá khuya

– Các đồ tanh lạnh, cay, chua đều nên hạn chế. Tham khảo thực đơn để cân bằng 4 nhóm dưỡng chất.

– Lưu ý trong việc sử dụng các thực phẩm từ sữa.

– Bổ sung nước hằng ngày. Tốt nhất nên uống nước lọc, có thể thay thế bằng một số nước ép rau củ quả nguyên chất

– Tập luyện thể dục bằng những bài tập đơn giản hằng ngày

– Trong cuộc sống, cần duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng.

– Hạn chế các chất kích thích

– Cần luyện tập để đi ngoài đều đặn vào buổi sáng. Kết hợp xoa bóp bụng và đi lại nhẹ nhàng để tạo cảm giác muốn đi vệ sinh.

Hội chứng ruột kích thích có thể điều trị khỏi hay không phụ thuộc vào sự kiên trì của người bệnh. Cần cố gắng khắc phục các triệu chứng bệnh để tránh dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác ở đường tiêu hóa. Khi có các dấu hiệu bất thường, nên thăm khám tại cơ sở uy tín để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital