Hội chứng ruột kích thích và những điều bạn cần phải biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích khá phổ biến hiện nay, có khoảng 5-20% dân số tại Việt Nam phải căn bệnh này. Khi bị mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi với những triệu chứng như đau bụng, rối loạn kéo dài,…Vậy làm thế nào để hội chứng ruột kích thích không còn là nỗi ám ảnh với chúng ta, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm kiến thức nhé.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích đang khiến đại tràng chúng ta co thắt như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích là một căn bệnh mạn tính gây rối loạn chức năng đại tràng.

Hội chứng ruột kích thích ( có tên gọi khác là irritable bowel syndrome – IBS ) hay chính là bệnh viêm đại tràng co thắt. Đây là một căn bệnh mạn tính, gây rối loạn chức năng của đại tràng, ảnh hưởng trực tiếp đến đại tràng nhưng không gây viêm. Bệnh có các biểu hiện như: đau quặn bụng, đầy hơi, khó tiêu,.. khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu.

Bệnh không chỉ xuất hiện một lần mà sẽ xuất hiện tái đi tái lại nhiều lần, tuy nhiên khi làm xét nghiệm đều không nhận thấy được các tổn thương tại ruột.

2. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân chính gây hội chứng ruột kích thích như: stress, di truyền,...

Nguyên nhân chính gây hội chứng ruột kích thích như: stress, di truyền,…

Đến nay, hội chứng ruột kích thích chưa có nguyên nhân cụ thể, nhưng bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị dựa trên các triệu chứng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

– Rối loạn nhu động ống tiêu hóa

– Do thực phẩm

– Do yếu tố tâm lý: do quá căng thẳng, stress từ công việc, học tập và cuộc sống.

– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

– Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt

– Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh

– Yếu tố di truyền

3. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Là một căn bệnh mãn tính nên triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau ở từng người và có thể giống với một số triệu chứng của các bệnh khác như:

– Đau bụng: không có vị trí đau cụ thể, không xác định được thời gian đau cụ thể là khi nào. Có nhiều bệnh nhân đau sau khi ăn, cũng có người trước khi ăn và ngay cả trong khi ăn. Không chỉ thế nếu ăn thực phẩm lạnh, thực phẩm để lâu, bệnh nhân cũng có thể bị đau dọc khung đại tràng. Có những trường hợp đau 1 – 2 ngày nhưng đôi khi có thể đau triền miên nhiều ngày, cũng có những người vài tháng mới đau một lần.

– Táo bón và tiêu chảy: phân thường nhầy, đặc biệt trong phân không bao giờ dính máu. Lưu ý nếu phân xuất hiện máu chứng tỏ không phải bệnh hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra, nếu bệnh nặng bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

– Chảy máu trực tràng

– Đau bụng nhiều về ban đêm

– Sụt cân không kiểm soát

– Đầy hơi

– Mệt mỏi và khó ngủ

Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ thay đổi phụ thuộc vào thời gian và chế độ ăn uống của chúng ta. Nếu sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp bệnh nhân ngay lập tức sẽ xuất hiện những triệu chứng như trên. Nhưng sau đó, triệu chứng sẽ mất dần đi nếu bệnh nhẹ và bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm phù hợp.

4. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Mặc dù căn bệnh này có thể xuất hiện với bất kì ai tuy nhiên các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này sẽ bao gồm các yếu tố như:

– Tuổi tác:  đa số sẽ xuất hiện ở người dưới 45 tuổi nhiều hơn

– Giới tính: ở phụ nữ sẽ xuất hiện hội chứng này nhiều hơn nam giới

– Tiền sử gia đình: tăng nguy cơ cao mắc bệnh nếu gia đình từng có người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích và bệnh về đường ruột.

– Một số yếu tố khác: stress, căng thẳng, rối loạn nhân cách,…

Đặc biệt hiện nay căn bệnh này cũng đang xuất hiện rất nhiều ở trẻ em do áp lực học tập, thi cử và một số yếu tố khác như gia đình, xã hội,…

5. Một số phương pháp chẩn đoán hội chứng viêm ruột kích thích

Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hội chứng ruột kích thích.

Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Có thể thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm canxi huyết thanh, xét nghiệm vi sinh tìm ký sinh trùng trong đường ruột, xét nghiệm phân,..chụp khung đại tràng, nội soi đại tràng…vv Trong từng trường hợp người bệnh, bác sĩ thăm khám sẽ đưa ra chỉ định phù hợp để khám và chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.

6. Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích

– Sử dụng các loại thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để điều trị từng triệu chứng như: thuốc chống co thắt, thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống táo bón,…

– Ngoài ra để góp phần hỗ trợ điều trị thì chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết:

Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ và tinh bột: giúp cung cấp năng lượng, bổ sung dinh dưỡng và điều hòa chức năng ruột chống táo bón.

Không sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh ăn hải sản như tôm, cua, cá,… sẽ làm người bệnh khó tiêu hơn.

Tránh sử dụng rượu, bia và các loại chất kích thích vì chúng sẽ gây kích thích niêm mạc ruột khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Không sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất ngọt hoặc sữa có chứa nhiều lactose làm tăng kích thích ruột, gây tiêu chảy trầm trọng hơn.

– Bổ sung men vi sinh cho đường ruột

– Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, thư giãn đầu óc để có tinh thần thoải mái nhất.

7. Các biện pháp phòng ngừa

Mặc dù chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng nhưng có thể áp dụng các biện pháp cụ thể để phòng ngừa căn bệnh này cụ thể như sau:

– Có chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ

– Uống nhiều nước

– Tránh các loại đồ uống có ga  và các chất kích thích như: cafe, rượu, bia,…

– Không sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, làm đầy hơi, khó chịu.

– Tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe

Qua bài viết trên hy vọng quý độc giả đã trang bị thêm cho mình những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này. Khi bản thân nhận thấy những dấu hiệu bất ổn về đường tiêu hóa hãy tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và được chẩn đoán bệnh chính xác nhất, điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital