Hội chứng ống cổ tay và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Hội chứng ống cổ tay là một dạng bệnh lý xương khớp gây ra nhiều tác động đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng ống cổ tay và cách phòng ngừa bệnh ra sao?

1. Tìm hiểu về hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay. Hậu quả của hội chứng là biểu hiện đau, viêm, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay. Các vùng chịu chi phối của thần kinh giữa bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân khó chịu. 

Hiện nay, người mắc hội chứng đường hầm cổ tay. ngày càng tăng. Đặc biệt với những người làm có công việc đặc thù sử dụng nhiều tới sự linh hoạt, lặp đi lặp lại của cổ tay.

2. Triệu chứng thường gặp của hội chứng ống cổ tay

2.1. Tê tay khi lái xe

Để nhận biết hội chứng ống cổ tay, bác sĩ thường khai thác thông tin về triệu chứng và tiền sử bệnh của người bệnh. Mỗi người sẽ có những triệu chứng với mức độ khác nhau. 

Ở Việt Nam, dấu hiệu phổ biến là tê tay, đặc biệt là khi lái xe. Người bệnh sẽ cảm thấy tê ở bàn tay và phải nghỉ giữa chừng nếu xuất hiện tình trạng này khi đang lái xe. Nếu bạn cảm giác tê tay ngay khi vừa bắt đầu lái xe, bạn cần đi khám ngay vì bệnh có thể đã ở giai đoạn nặng. 

2.2. Tê tay khi làm việc

Khi người bệnh cầm bút hoặc cầm đũa ăn, tay và ngón tay sẽ cảm thấy tê. Thậm chí, người bệnh có thể đánh rơi đồ vật đang cầm nếu tay bị tê quá mức. Một số trường hợp khác thể hiện ở việc bàn tay bị mất kiểm soát. Nhiều người xảy ra tình trạng khó khăn khi cử động ngón tay và teo ngón tay.

Biểu hiện này chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Khi các triệu chứng ban đầu không thể giải quyết dứt điểm. Theo từng giai đoạn, nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể teo cơ và bị liệt.

2.3. Tê tay vào ban đêm

Khi bạn đi ngủ, tay cảm giác tê như có vật nặng đè lên. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn đã chìm vào giấc ngủ sâu, từ khoảng 1-2 giờ sáng. 

Khi gặp những dấu hiệu này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn điều trị, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, người bệnh cần khám ngay khi cơ thể bị liệt cơ nhưng không phục hồi được cơ đối chiếu ngón cái – đây là ngón vô cùng quan trọng trong việc cầm nắm.

3. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

hoi-chung-ong-co-tay-1

Sự chèn ép các dây thần kinh giữa ở cổ tay là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

Sự chèn ép các dây thần kinh giữa ở cổ tay là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Đây là dây thần kinh tiếp nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ và ngón giữa cũng như gan bàn tay của hai ngón tay này. Dây thần kinh giữa cũng đảm nhận vai trò co cơ của các ngón tay.

Trong cổ tay, dây thần kinh giữa đi qua một ống nhỏ ở cổ tay. Khi ống này bị chít hẹp lại, dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng khiến cho việc vận động trở nên khó khăn.

4. Đối tượng gặp phải hội chứng ống cổ tay

Đây là tình trạng bệnh gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt khi mắc phải. Đối tượng mắc phải của hội chứng đường hầm cổ tay khá rộng, độ tuổi từ người trẻ cho đến người già đều có thể mắc phải căn bệnh này.

hoi-chung-ong-co-tay-2

Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở dân văn phòng

Độ tuổi thường gặp nhất của bệnh nhân mắc hội chứng đường hầm cổ tay. là từ 35 tuổi. Tuy nhiên những nghề nghiệp thường xuyên sử dụng bàn tay và cổ tay nhiều có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn.

5. Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

Để phòng tránh căn bệnh này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Có thời gian nghỉ ngắn trong quá trình làm việc.

– Áp dụng các bài tập kéo dãn, những động tác xoa bóp giúp cổ tay lưu thông máu dễ dàng hơn.

hoi-chung-ong-co-tay-3

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi mắc hội chứng ống cổ tay

– Trước khi làm việc nên khởi động cổ tay để máu lưu thông dễ dàng hơn.

– Luyện tập các bài tập thể dục thể thao giúp cơ thể bạn dẻo dai và xương khớp khỏe mạnh.

– Ngay khi có dấu hiệu tê tay cần nghỉ ngơi và xoa bóp cho máu lưu thông. 

Nếu những triệu chứng bệnh kể trên kéo dài và có cường độ dữ dội hơn, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe. Phát hiện sớm có thể giúp người bệnh kịp thời điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của hội chứng đường hầm cổ tay.

Đồng thời, bạn cũng nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học giúp bảo vệ sức khỏe bàn tay, cổ tay của mình.

Để được tư vấn và đặt lịch khám hội chứng ống cổ tay với các chuyên gia Cơ xương khớp hàng đầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc, bạn có thể liên hệ qua hotline 0936 388 288 hoặc tổng đài 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital