Ho ra máu nguy hiểm như thế nào?

Tham vấn bác sĩ

Ho ra máu có thể là dấu hiệu của một tình trạng y khoa nghiêm trọng. Nhiễm trùng, ung thư và các vấn đề trong mạch máu hoặc trong phổi có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Ho ra máu thường đòi hỏi phải được giám định y khoa, trừ khi ho ra máu là do viêm phế quản.

Nguyên nhân gây ho ra máu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới ho ra máu, bao gồm:

  • Viêm phế quản (cấp tính hoặc mãn tính), nguyên nhân thường gặp nhất của ho ra máu. Ho ra máu do viêm phế quản là hiếm khi đe dọa tính mạng.
  • Chứng giãn phế quản.
  • Ung thư phổi hoặc các khối u phổi lành tính
  • Sử dụng chất làm loãng máu (thuốc chống đông)
  • Viêm phổi
  • Tắc mạch phổi
  • Suy tim sung huyết, đặc biệt là do hẹp van hai lá
  • Lao
  • Tình trạng viêm hoặc các bệnh tự miễn lupus, u hạt Wegener, viêm đa mạch vi thể, hội chứng Churg-Strauss và nhiều bệnh khác).
  • Dị dạng động tĩnh mạch phổi (AVMs)
  • Chấn thương.
  • Bệnh Dieulafoy

Ho ra máu cũng có thể xuất phát từ bên ngoài phổi và đường hô hấp. Chảy máu cam nặng hoặc xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tình trạng máu tràn vào khí quản, sau đó gây ho ra máu.

Trong số nhiều người bị ho ra máu, có những trường hợp không thể xác định được nguyên nhân chính xác. Hầu hết những người này không còn ho ra máu 6 tháng sau đó.

Các xét nghiệm ho ra máu

Nội soi phế quản là một trong những xét nghiệm được sử dụng để xác định nguyên nhân gây ho ra máu.
Nội soi phế quản là một trong những xét nghiệm được sử dụng để xác định nguyên nhân gây ho ra máu.

Ở những người ho ra máu, xét nghiệm vào việc xác định tỉ lệ xuất huyết và tìm hiểu xem có ảnh hưởng tới hô hấp hay không. Nguyên nhân gây ho ra máu cũng có thể được xác định qua những xét nghiệm này.

Các xét nghiệm ho ra máu bao gồm:

  • Tìm hiểu tiền sử bệnh tật cá nhân và khám lâm sàng: bằng cách nói chuyện và kiểm tra một người đang bị ho ra máu, bác sĩ tập hợp các đầu mối giúp xác định nguyên nhân.
  • Chụp X quang: xét nghiệm này có thể phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường như có khối u ở ngực, tắc nghẽn ở phổi hoặc cho thấy phổi hoàn toàn bình thường.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Bằng cách đưa ra hình ảnh chi tiết của cấu trúc trong ngực, chụp cắt lớp vi tính có thể tiết lộ một số nguyên nhân dẫn đến ho ra máu.
  • Nội soi phế quản: bác sĩ đưa ống soi qua mũi hoặc miệng vào khí quản và đường hô hấp để quan sát xác định nguyên nhân gây ho ra máu.
  • Xét nghiệm đếm công thức máu: một xét nghiệm đánh giá số lượng tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: một số nguyên nhân gây ho ra máu ũng dẫn đến những bất thường trên xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: xét nghiệm này đo điện giải và chức năng thận. Một số nguyên nhân gây ho ra máu có thể khiến kết quả xét nghiệm này có bất thường.
  • Xét nghiệm đông máu. Sự thay đổi trong khả năng đông máu có thể dẫn tới chảy máu và ho ra máu.
  • Khí máu động mạch: xét nghiệm kiểm tra nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu. Ở những người ho ra máu, nồng độ oxy có thể sẽ giảm.
  • Đo độ bão hòa oxy trong máu theo mạch đập: một xét nghiệm để kiểm tra nồng độ oxy trong máu.

Điều trị ho ra máu

Đối với những người bị ho ra máu, việc điều trị là để cầm máu và xử lý các nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho ra máu.
Đối với những người bị ho ra máu, việc điều trị là để cầm máu và xử lý các nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho ra máu.

Đối với những người bị ho ra máu, việc điều trị là để cầm máu và xử lý các nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho ra máu. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân để điều trị bệnh, các phương pháp có thể là:

  • Thuyên tắc động mạch phế quản: bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ vùng bẹn, một ống thông sẽ được luồn vào động mạch đùi, lên động mạch chủ rồi đến động mạch phế quản dưới sự hướng dẫn của màn hình tăng sáng máy chụp mạch số xóa nền (digital subtraction angiography). Sau đó một ống thông nhỏ hơn sẽ tiếp tục được luồn chọn lọc vào động mạch phế quản tổn thương. Tiếp đó, động mạch này sẽ được bơm tắc bằng hạt nhựa poly vinyl alchohol (PVA) hoặc các cuộn làm tắc mạch.
  • Nội soi phế quản
  • Phẫu thuật. Ho ra máu, nếu nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ một lá phổi.
  • Điều trị ho ra máu cũng tập trung vào giải quyết các nguyên nhân đằng sau tình trạng này. Các phương pháp điều trị khác có thể là:
  • Thuốc kháng sinh cho bệnh viêm phổi hay lao phổi
  • Hóa trị và / hoặc xạ trị ung thư phổi
  • Steroid cho các tình trạng viêm
  • Những người bị máu loãng do sử dụng thuốc có thể phải truyền máu hoặc các sản phẩm thuốc khác để kiềm chế mất máu.

Khi nào cần tới bệnh viện ngay?

Ho ra máu cũng có thể là một dấu hiệu của một tình trạng y khoa nghiêm trọng. Gọi cho bác sĩ nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào sau đây:

  • Ho kèm theo đờm có lẫn máu kèo dài hơn 1 tuần, ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc đến và đi theo thời gian.
  • Đau ngực
  • Sụt cân
  • Đổ mổ hôi vào ban đêm
  • Sốt cao
  • Khó thở kể cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.

Người bị ho ra máu cần phải điều trị tại bệnh viện cho tới khi xác định được nguyên nhân chính xác và loại bỏ được các mối đe dọa xuất huyết nghiêm trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital