Ho ra máu – triệu chứng ung thư phổi nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ho ra máu, ho đờm lẫn máu kéo dài có liên quan đến nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau, trong đó có cả ung thư phổi – bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới.

1. Cảnh giác ung thư phổi nếu ho ra máu kèm nhiều biểu hiện lạ

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho. Máu thường có màu đỏ tươi, có bọt. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý của mỗi người mà mức độ nặng nhẹ có thể khác nhau. Ho ra máu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý ở phổi như giãn phế quản, viêm phổi hoại tử… hay thậm chí là ung thư phổi.

Ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, ung thư phổi phổ biến nhất ở nam giới và thứ ba ở nữ giới. Ung thư phổi giai đoạn sớm triệu chứng nghèo nàn, tiến triển âm thầm. Ở giai đoạn muộn, bệnh có biểu hiện phong phú hơn. Triệu chứng ho ra máu ở bệnh nhân ung thư phổi thường đi kèm với triệu chứng ho đờm lẫn máu kéo dài. Triệu chứng này rất nguy hiểm và dễ làm bệnh nhân hoảng sợ.

Hãy cảnh giác với bệnh ung thư phổi nếu cơ thể có nhiều biểu hiện khác:

  • Ho khan, ho có đờm trắng điều trị kháng sinh không khỏi và dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản.
  • Khó thở: thường xảy ra khi ung thư có kích thước lớn chèn ép đường dẫn khí, bít tắc đường hô hấp
  • Đau tức ngực: khối u phổi gây đau tức trong lồng ngực, đau dai dẳng hoặc cố định ở thành ngực khi ung thư xâm lấn thành ngực.
  • Khàn tiếng: thường xảy ra sau khi bệnh nhân ho kéo dài
  • Bị phù mặt, cổ
  • Nuốt nghẹn khi ung thư chèn ép thực quản
  • U xâm lấn thành ngực gây đau, gãy xương sườn bệnh lý…

2. Chẩn đoán bệnh ung thư phổi như thế nào?

Ho ra máu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm vì vậy ngay khi có biểu hiện bất thường này, bạn nên đến bệnh viện để được khám chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư phổi bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau:

  • X quang lồng ngực thẳng và nghiêng: là phương pháp cơ bản để phát hiện đám mờ ở phổi. X quang ngực có thể xác định vị trí, kích thước, hình thái tổn thương u, hạch
  • Soi phế quản: có thể phát hiện các tổn thương phổi, phế quản như tình trạng viêm, khối u chèn ép.
  • Sinh thiết: một mẫu tế bào bất thường được loại bỏ dưới sự hướng dẫn X quang hay CT. Mẫu sinh thiết cũng có thể được lấy từ các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác nơi nghi ngờ ung thư di căn đến.
CT scan ngực có thể phát hiện những bất thường rất nhỏ ở phổi mà X quang có thể bỏ sót

CT scan ngực có thể phát hiện những bất thường rất nhỏ ở phổi mà X quang có thể bỏ sót

  • Chụp CT scan: đây là phương pháp chẩn đoán có giá trị có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ ở phổi mà X quang có thể bỏ sót…

Ho ra máu rất nguy hiểm, cả khi bắt nguồn từ ung thư phổi hay các bệnh lý ở phổi khác vì vậy ngay khi có biểu hiện bất thường này, bạn hãy đến bệnh viện để được khám chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital