Ho ra máu có nguy hiểm không?triệu chứng thường gặp

Tham vấn bác sĩ

Ho ra máu là một triệu chứng thường gặp trong bệnh học phổi phế quản nó chiếm 83,2% trong tổng số các nguyên nhân gây ho ra máu. Vậy ho ra máu có nguy hiểm không?

Ho ra máu có nguy hiểm không?

Ho ra máu do lao phổi

Bệnh nhân lao phổi thường xuất hiện triệu chứng ho ra máu. Tình trạng ho ra mau kéo dài trên 2 tuần, lượng máu khạc ra có thể từ ít đến nhiều, ho kèm máu tươi hoặc lẫn trong đờm. Người bệnh bị sụt cân, mệt mỏi, kém ăn, cơ thể gầy yếu, thường sốt nhẹ về chiều, đau ngực, khó thở.

Ho ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Ho ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Ho ra máu do giãn phế quản

Đây cũng là nguyên nhân điển hình của chứng bệnh ho ra máu. Giãn phế quản thường là do di chứng của bệnh lao hay do nhiễm trùng mãn tính ở phổi như viêm phổi, áp xe phổi vì hít phải dị vật đường thở.

Ho ra máu do ung thư phổi phế quản

Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, thường có diễn tiến âm thầm, giai đoạn đầu không xuất hiện nhiều triệu chứng. Bệnh khi đến giai đoạn muộn sẽ có các dấu hiệu như đau ngực, ho kéo đai, sút cân, khó thở, ho ra máu với lượng ít.

Các nguyên nhân khác gây ho là máu như:

– Bệnh tim mạch: suy tim, tăng huyết áp,…

Ho ra máu có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch

Ho ra máu có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch

– Bệnh phế quản: hen phế quản, viêm phế quản cấp tính, mạn tính,…

– Bệnh toàn thân: bệnh thiếu vitamin C, nhiễm khuẩn huyết,…

– Các nguyên nhân ngoại khoa: đụng giập lồng ngực, chấn thương, gãy xương sườn, do chất nổ, sức ép do bom …

Ho ra máu điều trị như thế nào?

Tùy tình trạng nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây ho rau máu mà có phương pháp điều trị triệu chứng ho ra máu hiệu quả. Cụ thể như:

Khi bị ho ra máu nhẹ, máu ho ra chỉ thành vệt, lẫn trong chất khạc hoặc chỉ ho ra vài ngụm máu nhỏ. Người bệnh nên nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các thuốc an thần cầm máu, giảm ho… Giảm các hoạt động, uống nước mát, lạnh. Ăn lỏng (sữa, súp) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến, phở…).

Không ăn các thức ăn khó tiêu, không uống các đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

Ho ra máu nhẹ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh nhân cầm được máu thì sau đó khi tình trạng ổn định vẫn cần đi khám để xác định nguyên nhân bệnh đã gây ra ho ra máu để điều trị triệt để. Nếu ra máu nhiều hơn hoặc ra máu dai dẳng phải chuyển bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện.

Khám để được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Khám để được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Để được chẩn đoán chính xác nhất, điều trị hiệu quả, bệnh nhân khi bị ho ra máu nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp phát hiện, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho ra máu và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital