Ho ban đêm phải làm sao? có mức độ nguy hiểm cao

Tham vấn bác sĩ

Ho nhiều về đêm là triệu chứng thường gặp ở nhiều người khiến người bệnh mệt mỏi vì mất giấc ngủ. Vậy ho nhiều về đêm phải làm sao để chữa trị?

Tại sao người bệnh thường ho nhiều về đêm?

Bình thường, các đường dẫn khí ở mũi và hô hấp trên sản sinh ra chất nhầy với mục đích để giữ ẩm ướt đường thở. Vào ban ngày, nếu chất lỏng được tạo ra quá mức, chúng sẽ được nuốt xuống một cách tự nhiên. Tuy nhiên, phản xạ nuốt không đáp ứng hiệu quả khi bạn ngủ. Vì vậy, chất nhầy tiết ra làm cản trở việc thở bằng mũi, mà sẽ gây ra thở bằng miệng vào ban đêm. Thở miệng dẫn đến khô miệng và các thành cổ họng làm trở nên nhạy cảm hơn và dễ ho hơn.

Ho ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Ho ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Bên cạnh đó, ho là cơ chế bảo vệ cơ thể và giúp tống vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Một khi đường hô hấp không thể được làm sạch một cách tự nhiên, virus hay các chất ô nhiễm trong chất nhầy sẽ kích thích thần kinh và khiến bạn ho để bảo vệ và làm sạch cho đường thở.

Ho ban đêm phải làm sao?

Ho nhiều về đêm khiến người bệnh dễ tỉnh giấc và mệt mỏi. Để hạn chế tình trạng ho nhiều về đêm cũng như chữa bệnh ho hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Giữ cho đầu nâng lên khi ngủ: Giữ đầu ở độ cao hơn bình thường vào ban đêm sẽ giúp giữ cho đường hô hấp mở và ngăn ngừa sự kích ứng của chất nhầy, khiến ho ít hơn. Cách tiếp cận này cũng đem lại lợi ích, nếu ho do hội chứng trào ngược dạ dày.

Giữ độ ẩm cho đường thở: Nhiệt lạnh hoặc nóng trực tiếp từ quạt, máy điều hòa không khí hoặc máy sưởi có thể làm trầm trọng thêm ho vì chúng có thể khiến đường thở trở nên khô. Bạn cũng có thể sử dụng máy làm ẩm hoặc đặt một bát nước đầy trong phòng. Ngâm bồn tắm hoặc tắm vòi hoa sen trước khi đi ngủ cũng giúp giữ cho đường hô hấp ẩm ướt.

Uống mật ong giup giảm triệu chứng ho

Uống mật ong giup giảm triệu chứng ho

Dùng mật ong trước khi ngủ: Mật ong là vị thuốc tuyệt vời để giảm đau họng. Ngoài ra, mật ong chứa các đặc tính kháng khuẩn. Khuyến cáo dùng một thìa mật ong hữu cơ trước khi đi ngủ. Cũng có thể trộn mật ong với nghệ và uống nó từ 4-5 lần mỗi ngày.

Gừng rất hiệu quả với ho khan: Lấy một ít gừng tươi, đặt một ít muối biển lên đó và nhai nó để giảm bớt ho. Nếu hương vị gừng quá hăng, bạn có thể thử trà gừng bằng cách chỉ cho một ít gừng vào một cốc nước sôi. Bạn có thể thêm mật ong và vài giọt nước chanh để làm cho trà ngon hơn. Một cách điều trị ho rất hiệu quả khác là pha gừng và tiêu xay với mật ong, hương vị có thể hơi mạnh nhưng nó làm giảm ho một cách hiệu quả.

Súc miệng nước muối: Rất hiệu quả trong việc loại bỏ nhiều chất nhầy ra khỏi cổ họng. Súc miệng nước muối ấm vài lần trước khi đi ngủ là cách tốt giúp hạn chế triệu chứng ho vào ban đêm.

Không hút thuốc: Ho mạn tính gặp vào ban đêm, nhất là lúc chợp mắt là một tác dụng phụ thường gặp của việc hút thuốc lá lâu dài. Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe vì vậy cần ngừng hút thuốc để bảo vệ sức khỏe.

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Triệu chứng ho về đêm  có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng vì vậy nếu tình trạng ho diễn ra trong nhiều ngày với tần suất không thuyên giảm, người bệnh áp dụng một số phương pháp chữa trị trên không có hiệu quả cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital