Hẹp phì đại môn vị bẩm sinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thu Hằng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Hẹp phì đại môn vị bẩm sinh là căn bệnh khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này.

1. Hẹp phì đại môn vị bẩm sinh là gì?

Hẹp môn vị phì đại là căn bệnh bẩm sinh từ nhỏ. Khi bị bệnh, cơ vòng của môn hạ vị nối liền với dạ dày tá tràng sẽ bị dày lên gây hẹp lại. Quá trình này làm cản trở tiêu hóa thức ăn, thức ăn bị giữ lại không xuống dạ dày ruột đường gây phì đại môn, ảnh hưởng tới việc hấp thu các chất ở trẻ.

Hẹp phì đại môn vị bẩm sinh là bệnh có sẵn từ khi sinh ra.

Hẹp phì đại môn vị bẩm sinh là bệnh có sẵn từ khi sinh ra.

2. Nguyên nhân, triệu chứng của hẹp phì đại môn vị bẩm sinh

Triệu chứng

Nhận biết bệnh thông qua việc trẻ khi ăn sẽ bị tích tụ thức ăn trong dạ dày, khi dạ dày co bóp để đẩy thức an qua môn vị sẽ gây trào ngược lên trên ra ngoài. Quan sát thấy sữa trào bị lợn cợn, kết tủa và trẻ thường xuyên bị nôn, trớ thì cần đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra. Cần đưa trẻ đi bác sĩ trong trường hợp:

  • Trẻ bị nôn ói liên tục kéo dài
  • Tăng cân chậm hoặc bị sụt giảm cân nhanh
  • Đi đại tiện ít 1-2 ngày mới đi một lần.
  • Thóp trên đầu bé lõm, mắt trũng
  • Có dấu hiệu mất nước

Nguyên nhân:

Tác nhân gây hẹp phì đại môn vị có thể là do yếu tố di truyền, do tăng cân ở trẻ hoặc do sử dụng một số thuốc kháng sinh như erythromycin gây nên.

Hẹp phì đại môn vị bẩm sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Hẹp phì đại môn vị bẩm sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

3. Cách chẩn đoán phát hiện hẹp phì đại môn vị bẩm sinh

Siêu âm: 

Thực hiện siêu âm sẽ giúp quan sát rõ được tình trạng hẹp môn vị, thấy được sự dày lên ở ống môn vị từ 13-14mm được xem là hiệu bất thường có khả năng bị hẹp môn vị.

Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để kiểm tra rối loạn điện giải và cần áp dụng chất điện giải cho trẻ trong trường hợp cần.

Chụp đường tiêu hóa trên bằng Barium

Cho trẻ uống dung dịch chứa barium có màu như sữa, chụp X-quang để quan sát rõ vùng môn vị có bị hẹp hay sảy ra tình trạng tắc nghẽn gì không.

Nội soi tiêu hóa

Cách này ít được dùng và chỉ dùng cho trẻ trên 8 tuổi. Dùng cho những trẻ có triệu chứng lâm sàng không rõ ràng. Nội soi chụp hình ảnh bên trong đường tiêu hóa xác định rõ được có bị bệnh hẹp phì đại môn vị hay không.

Phẫu thuật là phương án điều trị phổ biến với hẹp phì đại môn vị bẩm sinh.

Phẫu thuật là phương án điều trị phổ biến với hẹp phì đại môn vị bẩm sinh.

4. Điều trị hẹp phì đại môn vị bẩm sinh 

Khi trẻ phát hiện mắc phải bệnh hẹp phì đại môn vị bẩm sinh thường áp dụng phương pháp phẫu thuật điều trị. Lúc này phần dày lên của môn vị sẽ được rạch để giải tỏa sự tắc nghẽn của dạ dày, thông môn vị. Thường phẫu thuật thực hiện bằng phương pháp nội soi là chính.

Hầu hết sau khi phẫu thuật hẹp phì đại môn vị trẻ phục hồi khá nhanh, tuy nhiên vẫn nên theo dõi để ngăn chặn tình trạng bị nhiễm trùng gây viêm. Nếu sau 1-2 ngày theo dõi mà trẻ không bị biến chứng gì có thể cho về nhà và cho trẻ ăn uống bình thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital