Hàn răng và những vật liệu dùng để hàn răng hiện nay

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hàn răng (trám răng) là một phương pháp nha khoa đơn giản, giúp khắc phục những tổn thương ở răng hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp hàn răng còn là lớp bảo vệ men răng khỏi các loại hóa chất, vi khuẩn có hại.

1. Hàn răng là gì?

hàn răng

Hàn răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục bệnh sâu răng.

Hàn răng (trám răng) là kỹ thuật sử dụng các vật liệu khác để “lấp đầy” chỗ trống các phần mô răng khuyết do sâu răng gây nên. Hơn nữa, kỹ thuật hàn răng còn giúp tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu của răng, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khôi phục lại chức năng của răng.

Hàn răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, không cần mài, chụp răng khiến cấu trúc răng bị ảnh hưởng.

2. Các vật liệu thường dùng để trám răng

Ở những giai đoạn đầu tiên của sâu răng, các bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện hàn răng để cải thiện lỗ sâu mà không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Hiện nay, có rất nhiều vật liệu được ứng dụng trong phương pháp hàn răng để người bệnh thoải mái lựa chọn.

2.1. Xi măng Silicat

Xi măng Silicat là loại vật liệu được sử dụng nhiều trong kỹ thuật trám răng. Đây là loại vật liệu dễ sử dụng được các bác sĩ ưa chuộng.

– Ưu điểm của xi măng silicat:

+ Màu sắc: Màu của loại vật liệu gần giống răng thật, tự nhiên và có tính thẩm mỹ cao.

+ Chắc răng, chống sâu răng: Một số loại xi măng Silicat có chứa flo với khả năng chống sâu tốt, giúp răng chắc khỏe hơn.

+ An toàn: Silicat là vật liệu an toàn với cơ thể, vật liệu này rất ít bị dị ứng với đồ nóng lạnh, không ê buốt răng

+ Thời gian: Sử dụng xi măng silicat để hàn chỉ mất khoảng 15-20 phút. Hơn nữa, đây còn là loại vật liệu ưa nước, thao tác nhanh nên được dùng để hàn những răng ở vị trí khó cách ly nước bọt hoặc hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác.

+ Giá thành thấp: Đây là một trong những vật liệu có giá thành hợp lý nhất để hàn răng

– Nhược điểm:

+ Chịu lực thấp: Đây là loại vật liệu chịu lực và chống mòn kém nên Silicat chỉ dùng để hàn cổ răng. Đây là vị trí dễ bị sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.

+ Dễ đổi màu: Xi măng Silicat dễ bị đổi màu bởi thực phẩm sau thời gian dài sử dụng.

+ Độ bền thấp: Răng hàn bằng vật liệu xi măng Silicat có thể sử dụng được tới 2 – 5 năm. Ngoài ra, Silicat còn dễ bị vỡ, mòn nhanh chóng.

2.2. Trám răng bằng Amalgam

Amalgam là loại vật liệu được cấu tạo từ hỗn hợp các phân tử kim loại bao gồm: thủy ngân, kẽm, bạc, đồng,… Trong đó, thủy ngân chiếm lên đến 50%.

– Ưu điểm của amalgam:

+ Tiết kiệm: Giá thành của phương pháp hàn răng bằng amalgam rất hợp lý và tiết kiệm cho đại đa số mọi người. Do hàn răng bằng amalgam không đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, tiền vật liệu rẻ nên chi phí cho dịch vụ này thấp hơn so với các dịch vụ hàn răng khác.

+ Thời gian: Trám amalgam rất dễ dàng và cực kỳ nhanh chóng, giúp người bệnh tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí thăm khám.

+ Độ bền: Độ bền của amalgam khá cao, có thể lên đến 10 năm.

+ Hàn lỗ sâu răng to hiệu quả: Miếng trám Amalgam thường dùng để trám các lỗ sâu to.

hàn răng

Hàn răng bằng Amalgam là phương pháp có “tuổi đời” cao trong các phương pháp hàn răng hiện nay.

– Nhược điểm của phương pháp kỹ thuật amalgam:

+ Thẩm mỹ không cao: Do amalgam được tạo nên từ hỗn hợp kim loại nên thường chỉ có màu xám trắng hoặc xám chì, khác màu răng thật.

+ Răng xỉn màu, ố vàng: Sau khoảng 5 năm, amalgam có thể khiến bề mặt răng được hàn và các răng xung quanh bị xỉn màu, ố vàng và dần bị sạm đen. Điều này là kết quả của việc các chất kim loại trong amalgam bị oxi hóa theo thời gian.

+ Bám không chặt vào răng: Do nha sĩ thường dùng keo để cố định amalgam tại lỗ sâu răng nên miếng hàn amalgam thường dễ bị tách rời, rơi ra ngoài.

+ Giới hạn người có thể hàn: Các chuyên gia khuyến cáo trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người già không nên sử dụng phương pháp này vì có thể gây hại cho cơ thể.

+ Kích ứng: Đôi khi, một vài bệnh nhân có niêm mạc nhạy cảm sẽ gặp tình trạng kích ứng nướu.

+ Giảm khả năng cảm nhận mùi vị thức ăn: Do vật liệu này có tính dẫn điện, dẫn nhiệt qua kim loại nên nhiều khi vị giác của bạn sẽ có sự thay đổi, khó nhận biết mùi vị thức ăn.

2.3. Trám răng bằng sứ

Đây là phương pháp trám răng đạt hiệu quả thẩm mỹ cao và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp trên.

– Ưu điểm trám răng bằng sứ:

+ Thẩm mỹ cao: Vì sứ là vật liệu có tính chất cứng và màu sắc trong suốt nên có thể đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Trám răng bằng sứ phù hợp để trám răng cửa.

+ Không ảnh hưởng đến cấu trúc răng: Khi thực hiện phương pháp trám răng này, nha sĩ có thể hạn chế tối đa quá trình mài răng, bảo vệ tối đa mô răng.

+ Màu sắc: Màu sắc của sứ sẽ không bị nhiễm màu thực phẩm trong quá trình ăn uống nên có thể bảo đảm được màu sắc trong thời gian dài.

+ Khôi phục chức năng của răng: Đây là phương pháp hữu hiệu để lấp đầy khoảng trống ở răng chắc chắn, khôi phục chức năng cơ bản của răng một cách tối đa.

+ Dễ vệ sinh: Người bệnh có thể vệ sinh răng và lỗ hàn bằng các loại kem đánh răng thông thường. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng mà không sợ ảnh hưởng đến vết trám răng.

+ Độ bền cao: Các vật liệu của phương pháp trám răng này có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Các chuyên gia ước tính rằng, độ bền trung bình của chất liệu là 400Mpa, cao hơn gấp 10 lần so với răng thật.

– Nhược điểm của việc trám răng bằng sứ:

+ Thời gian thực hiện lâu: Để có thể hàn răng hoàn chỉnh đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt đối, nha sĩ thực hiện kỹ thuật hàn răng bằng sứ cần có khoảng thời gian dài hơn so với các phương pháp truyền thống. Thông thường, bạn cần 2 buổi thăm khám để có một hàm răng trám sứ hoàn chỉnh.

+ Vật liệu giòn, dễ vỡ: Người bệnh khi trám răng bằng sứ cần cẩn trọng vì các vật liệu sử dụng trong phương pháp này có đặc điểm giòn nên rất dễ vỡ, sứt.

2.4. Hàn răng bằng Composite

hàn răng

Trám răng bằng Composite có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp trám răng khác.

Hàn răng bằng Composite là phương pháp được đánh giá cao nhất và các nha sĩ khuyên làm hiện nay vì nó có thể khắc phục những nhược điểm của các phương pháp trên. Vậy ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì, kiểm tra dưới đây cùng Thu Cúc TCI nhé:

– Trám răng bằng Composite có nhiều ưu điểm vượt trội:

+ Thẩm mỹ: Vì Composite có màu tương tự với mày răng nên đây là phương pháp hàn răng thẩm mỹ được ưa chuộng của nhiều người bệnh. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể chỉnh hình cho hàm răng như: phục hồi răng mẻ, răng chuột, răng thiếu men,…

+ Bảo vệ răng tốt: Do có khả năng chịu mòn và chịu lực và sự mài mòn cao, phương pháp này giúp răng thêm chắc khỏe, bảo vệ răng tối đa.

+ Độ bền cao: Trám Composite có tuổi thọ thông thường từ 6-12 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền của vết trám, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của nha sĩ để chăm sóc răng hiệu quả.

– Trám răng Composite cũng có những nhược điểm:

+ Mất nhiều thời gian: Vì đây là phương pháp phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các phương pháp truyền thống nên thời gian thực hiện dài hơn thông thường.

+ Chi phí: Phương pháp trám răng này có chi phí cao hơn so với các phương pháp trám răng thông thường nên tùy theo nhu cầu của người bệnh, nha sĩ sẽ gợi ý cho người bệnh lựa chọn phương pháp phù hợp.

+ Xỉn màu: Composite sau một thời gian sử dụng có khả năng nhiễm màu từ thực phẩm, khiến màu sắc bị xỉn, làm giảm tính thẩm mỹ. Bạn cần có một chu trình chăm sóc răng cẩn thận để tránh vết trám xỉn màu nhanh và vỡ.

2.5. Trám răng bằng kim loại quý:

Vật liệu kim loại quý được sử dụng ở phương pháp này có thể là hợp chất titan hoặc vàng chuyên dụng để trám răng.

– Ưu điểm của phương pháp trám răng bằng kim loại quý:

+ Độ bền cao: Các răng được trám bằng kim loại quý sẽ có độ bền dài nhất so với các phương pháp khác. Trung bình “hạn sử dụng” của phương pháp này là 10-15 năm.

+ Bảo vệ răng tốt: trám răng bằng kim loại quý sẽ giúp răng chịu lực tốt hơn, nhai cắn thực phẩm bình thường mà không sợ bị ăn mòn.

+ Khít răng, không lỗ hổng: Do vết hàn bằng kim loại quý được làm tại xưởng răng nên miếng hàn có đột khít cao, hạn chế vi khuẩn và các chất gây hại cho răng có thể lọt vào gây sâu răng và bị các bệnh về răng khác.

– Nhược điểm của kỹ thuật trám răng bằng kim loại quý:

+ Màu sắc: Do sử dụng kim loại nên miếng hàn sẽ lộ ra rõ ràng do màu sắc khác biệt với răng tự nhiên.

+ Chi phí cao: Ngoài kỹ thuật khó, đòi hỏi tay nghề cao của nha sĩ thì vật liệu tạo miếng hàn cũng đắt đỏ hơn nên chi phí của phương pháp này “lọt top” giá cao của các phương pháp trám răng.

+ Mất nhiều thời gian: Do miếng hàn cần làm tại xưởng răng nên bạn cần ít nhất 2 lần thăm khám nha sĩ để có thể niềng răng hoàn chỉnh.

hàn răng

Thu Cúc TCI là địa điểm hàn răng hiệu quả đã được hàng ngàn bệnh nhân lựa chọn.

Trên đây là những phân tích chi tiết về ưu – nhược điểm của các biện pháp hàn răng phổ biến hiện nay. Tùy theo nhu cầu, sở thích và mong muốn của người bệnh, các nha sĩ sẽ gợi ý và chỉ định các phương pháp hàn răng khác nhau. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa để được thăm khám và xác định tình trạng để có thể tư vấn cách điều trị đạt hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích về các phương pháp trám răng hiện nay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital