Giải đáp viêm ruột thừa có cần mổ không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm ruột thừa là bệnh lý cấp tính, gây đau dữ dội, đe dọa tính mạng. Vậy viêm ruột thừa có cần mổ không, có những phương pháp mổ nào hiệu quả… Thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

1. Viêm ruột thừa có cần mổ không?

Viêm ruột thừa là hiện tượng khi ruột thừa bị viêm, nhiễm khuẩn. Phần lớn nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa là sự tắc nghẽn trong lòng ống khiến cho vi khuẩn hình thành và phát triển, ruột thừa bị viêm, sưng lên và chứa mủ. Trong trường hợp này cần phải xử lý ngay nếu không có thể dẫn đến nguy cơ vỡ ruột thừa, đe dọa đến tính mạng.

Từ khái niệm trên, chúng ta biết rằng viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp tính, cần điều trị gấp. Và cách điều trị triệt để và nhanh nhất chính là phẫu thuật cắt bỏ vùng ruột thừa bị viêm. Do đó, với câu hỏi viêm ruột thừa có cần mổ không thì câu trả lời là có. Hầu hết các ca viêm ruột thừa đều được chỉ định phẫu thuật để bệnh nhân dứt điểm cơn đau và khỏe mạnh trở lại. Chỉ có trong trường hợp nếu ruột thừa đã vỡ và tạo thành áp xe thì phương pháp ưu tiên là chọc dẫn lưu qua siêu âm kết hợp điều trị kháng sinh. Sau khi điều trị hiệu quả thì mới cắt ruột thừa vào thời gian sau, thông thường là sau 6 tháng.

Viêm ruột thừa có cần mổ không

Viêm ruột thừa là bệnh lý cấp tính cần phải mổ ngay

2. Mổ ruột thừa có những phương pháp nào?

Hiện nay, 2 phương pháp mổ được ứng dụng chủ yếu đối với bệnh lý viêm ruột thừa đó là mổ mở và mổ qua nội soi.

2.1. Mổ mở điều trị viêm ruột thừa

Mổ mở là giải pháp truyền thống được tiến hành như sau:

– Bác sĩ sẽ rạch một vết lớn trên thành bụng của bệnh nhân, vết rạch dài từ 10 – 15cm để có thể đưa dụng cụ phẫu thuật vào cắt bỏ vùng ruột thừa bị sưng viêm. Sau khi cắt xong thì bác sĩ sẽ khâu lại vùng bụng bằng chỉ y tế.

2.2. Mổ nội soi điều trị viêm ruột thừa

Mổ nội soi là một bước tiến mới trong điều trị viêm ruột thừa. Phương pháp được thực hiện như sau:

– Bác sĩ mở 3 vết rất nhỏ ở trên thành bụng của bệnh nhân, mỗi vết trích chỉ từ 0,3 – 0,5mm để đưa dụng cụ nội soi và các dụng cụ phẫu thuật vào trong khoang bụng. Bác sĩ sẽ quan sát chính xác được vị trí vùng ruột thừa bị viêm qua màn hình nhờ dụng cụ nội soi và tiến hành cắt bỏ nhanh chóng. Sau khi cắt bỏ xong thì bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ ra ngoài, đóng 3 vết mổ lại bằng chỉ y tế.

Mổ mở truyền thống gây nhiều đau đớn với vết rạch dài, thời gian hồi phục cũng rất lâu và có thể gặp một số biến chứng sau mổ như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ và còn để lại sẹo mất thẩm mỹ… Ngược lại, mổ nội soi lại có thể khắc phục được các vấn đề trên bởi vết mổ rất nhỏ, gần như không để lại sẹo, ít đau, không mất sức và hồi phục cũng nhanh hơn nhiều.

Tùy vào tình trạng cũng như mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp mổ phù hợp. Tuy nhiên với những ưu điểm nổi bật được kể ở trên, mổ nội soi đang là giải pháp được đông đảo người bệnh tin tưởng và cũng là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh viêm ruột thừa.

viêm ruột thừa có mổ không giải đáp

Một ca phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa được thực hiện tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

3. Sau khi mổ ruột thừa cần lưu ý những gì?

Sau mổ ruột thừa, cơ thể người bệnh cần được bồi bổ đủ dinh dưỡng để phục hồi, đồng thời giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa. Do đó việc lựa chọn thực phẩm, nên và không nên ăn gì phải cực kỳ chú trọng.

3.1. Những thực phẩm cần bổ sung sau mổ ruột thừa

Sau khi được chuyển về phòng bệnh, khoảng thời gian từ 6 – 8h người bệnh có thể uống sữa để chống đói. Trong thời gian nằm viện thì cần ăn những đồ dễ tiêu, dễ nuốt, không kích ứng hệ tiêu hóa như cháo lỏng…

Những thực phẩm cần được bổ sung sau khi người bệnh xuất viện về nhà đó là:

– Các thức ăn dễ tiêu như cháo súp, sữa, rau củ nghiền…. để hệ tiêu hóa hoạt động tốt, không phải làm việc quá nhiều.

– Các thực phẩm chứa beta – carotene giúp người ốm, mỏi bổ sung năng lượng. Những thực phẩm chứa chất này bao gồm cà rốt, bắp cải…

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Những thực phẩm này đều dễ tiêu hóa, giúp cơ thể giải độc, làm thông thuận quá trình trao đổi chất. Thực phẩm giàu chất xơ được khuyên dùng là rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi…

– Bổ sung thực phẩm nhiều omega – 3, các loại vitamin A, C… giúp cơ thể hồi phục nhanh và chống nhiễm trùng.

– Bổ sung nước đầy đủ chống táo bón, giúp nhuận tràng

Viêm ruột thừa có cần mổ không cần biết

Sau mổ viêm ruột thừa cần dùng thức ăn lỏng, dễ nuốt

3.2. Một số kiêng cữ sau khi mổ viêm ruột thừa

Sau khi mổ, để vết thương nhanh lành và cơ thể khỏe mạnh trở lại, người bệnh cần chịu khó kiêng cữ một số điều như sau:

– Không dùng các chất kích thích: Tốt nhất người bệnh nên từ bỏ hẳn rượu bia thuốc lá từ sau khi mổ cho đến khi đã hồi phục để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

– Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ: Những thức ăn khó tiêu này sẽ kích thích làm vết thương lâu lành, hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh hơn.

– Không uống sữa bò, đồ chế biến sẵn, đồ quá ngọt, đồ lạ bụng vì sẽ khiến bụng đau, tiêu chảy ảnh hưởng đến vết thương

– Nghỉ ngơi tại chỗ không nên vận động, không tập thể dục hay khiêng vác đồ

– Khi vết thương chưa lành thì không nên cười quá mạnh, cố gắng tránh ảnh hưởng vết thương

– Tháng đầu tiên sau khi xuất viện không nên đi bơi hay tắm bồn.

Qua bài viết, bạn đã hiểu vấn đề viêm ruột thừa có cần mổ không. Bệnh nhân không nên quá lo lắng về vấn đề mổ viêm ruột thừa. Đây là một phẫu thuật phổ biến, an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp. Điều quan trọng là nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm ruột thừa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital