Nên nhổ răng khôn không? – Các chuyên gia cho biết, việc lựa chọn này tùy thuộc vào quyết định của bạn. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến khích và chỉ định việc nhổ răng, nhất là khi răng khôn trở thành tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn đang quan tâm điều này, đừng quên tham khảo bài viết sau để có cho mình quyết định phù hợp về việc nhổ răng khôn.
Menu xem nhanh:
1. Vấn đề răng khôn
1.1. Răng khôn là gì?
Răng khôn – chiếc răng ám ảnh nhiều người, được biết đến với những tên gọi khác như: răng số 8, răng hàm lớn số 3,… Đây là chiếc răng “sinh sau đẻ muộn” trong hàm, thường xuất hiện khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành, từ 17 đến 25 tuổi, khi hệ thống hàm răng đã hoàn chỉnh và duy trì. Với một số người, răng khôn có thể không đủ 4 chiếc, hoặc thậm chí là không mọc.
Dù có kích thước lớn và luôn là mối quan tâm của nhiều người, răng khôn lại không có vai trò trong việc ăn uống – tiêu hóa thức ăn. Đôi khi, trong trường hợp hiếm, các răng hàm khác không còn, răng khôn mới được nhắc đến để hỗ trợ nhai, nghiền thức ăn. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của răng khôn với chúng ta hầu như chỉ được biết đến với những vấn đề răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.
1.2. Ảnh hưởng của răng khôn
Một số ảnh hưởng của răng khôn thường được nhắc đến là:
– Mọc lệch: Do mọc sau cùng, lại thiếu không gian trong hàm, răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm, mọc chèn vào răng lân cận hoặc mọc hướng ra má. Việc này có thể dẫn đến các vấn đề như đau nhức, sưng tấy, viêm lợi, nhiễm trùng, thậm chí là tiêu hủy xương hàm.
– Sâu răng: Răng khôn nằm trong cùng hàm, khó vệ sinh, nên dễ bị tích tụ thức ăn và vi khuẩn, dẫn đến sâu răng.
– Ảnh hưởng đến các răng lân cận: Răng khôn mọc lệch có thể chèn ép các răng lân cận, khiến chúng bị xô lệch, ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ.
– Gây ra các biến chứng khác: Một số biến chứng khác do răng khôn gây ra bao gồm nang răng, áp xe, u dây thần kinh,…
2. Giải đáp lo lắng về vấn đề nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là một phẫu thuật nhỏ trong nha khoa, nhằm loại bỏ răng khôn ra khỏi hàm. Việc nhổ răng khôn được áp dụng tại hầu hết các nha khoa hiện nay với nhiều phương pháp đa dạng và ngày càng ưu việt, nhanh chóng. Tuy vậy, việc nhổ răng khôn vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến chúng ta như: cần thời gian để thăm khám và nhổ răng, cần chú ý để phục hồi tốt sau nhổ răng khôn,… Do đó, với nhiều người, việc nhổ răng khôn có bắt buộc không là điều rất quan trọng.
2.1. Có nên nhổ răng khôn không?
Việc nhổ răng khôn là quyết định phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí mọc của răng, tình trạng sức khỏe răng miệng và đôi khi là những dự kiến, kế hoạch cá nhân của bạn. Ngoài ra, sau nhổ răng khôn, một số biến chứng cũng có thể xảy ra nếu chúng ta không chú ý chăm sóc vết thương và vệ sinh răng miệng tốt. Chính vì thế, cần cân nhắc cẩn trọng khi nhổ răng khôn cũng như thời điểm nhổ răng.
Để đưa ra quyết định chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ răng hàm mặt. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, chụp X-quang và xem xét các vấn đề răng miệng để đánh giá tình trạng răng khôn của bạn.
Một số trường hợp được bác sĩ khuyến nghị nên nhổ răng khôn, bao gồm:
– Răng khôn sai vị trí: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc chèn vào răng lân cận hoặc mọc hướng ra má.
– Răng khôn gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng: Sâu răng, viêm lợi, nhiễm trùng, u nang, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
– Răng khôn không có đủ chỗ mọc: Hàm không đủ chỗ cho răng khôn mọc bình thường.
– Thường xuyên bị đau nhức do răng khôn: Khi này, việc nhổ răng khôn sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân gây đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương pháp nhổ răng phù hợp sẽ giúp người bệnh tránh được cảm giác đau, tiết kiệm thời gian phục hồi. Do đó, hãy nhờ bác sĩ tư vấn và quyết định cho mình phương pháp nhổ răng khôn phù hợp
2.2. Trường hợp nào không nên nhổ răng khôn không?
Một số trường hợp có thể đình chỉ hoặc không nhổ răng khôn:
– Răng khôn mọc thẳng: Răng khôn mọc thẳng, có đủ chỗ mọc và không gây ra bất kỳ vấn đề nào.
– Người chưa đến 18: Với những người còn quá trẻ, xương hàm vẫn đang phát triển, bác sĩ nha khoa có thể theo dõi tình trạng răng khôn của người bệnh và chỉ định nhổ răng khi cần thiết.
– Tình trạng sức khỏe: Một số người có tình trạng sức khỏe đặc biệt như hệ miễn dịch yếu, mang bầu, bệnh về máu, tim mạch, huyết áp, tiểu đường… có thể khiến việc nhổ răng khôn trở nên nguy hiểm.
– Người đang có bệnh viêm nhiễm răng miệng: Nếu bạn đang bị viêm lợi, áp xe răng,… việc nhổ răng khôn có thể làm lan rộng tình trạng viêm nhiễm và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Khi khám nha khoa, các bác sĩ sẽ xem xét các vấn đề răng miệng và sức khỏe chung một cách toàn diện, từ đó, có chỉ định nhổ răng phù hợp, đúng cách, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
3. Một số lưu ý về việc nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn có thể gây ra một số biến chứng như đau nhức, sưng tấy, chảy máu, nhiễm trùng,… Do đó, bạn cần lựa chọn cho mình nha khoa uy tín, cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo, tay nghề bác sĩ cao để an tâm trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý chăm sóc bản thân sau quá trình nhổ răng khôn để đảm bảo việc phục hồi nhanh chóng.
Khoảng thời gian phục hồi sau nhổ răng khôn có thể kéo dài 1 đến 2 tuần. Trong khoảng thời gian này phục hồi này, người bệnh cần chú ý:
– Vệ sinh răng miệng cẩn trọng, đúng cách
– Tránh thuốc lá
– Tránh chất kích thích
– Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
– Uống nhiều nước
– Bổ sung dinh dưỡng phù hợp
– Sử dụng thuốc sau nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ
– Nghỉ ngơi phù hợp.
Nhìn chung, việc nên nhổ răng khôn không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể với trường hợp của mình. Sau quá trình nhổ răng khôn, cần nghỉ ngơi, theo dõi, chăm sóc cơ thể phù hợp để việc phục hồi sau thủ thuật được đảm bảo nhanh chóng và thuận lợi.