Giải đáp thắc mắc: Khám phụ khoa có đau không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám phụ khoa là việc vô cùng quan trọng, giúp chị em phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai và sinh con. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều chị em vẫn cảm thấy vô cùng e ngại khi đi khám phụ khoa vì còn băn khoăn không biết khám phụ khoa có đau không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp rõ hơn về thắc mắc này.

1. Tại sao chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ?

Khám phụ khoa là quá trình thăm khám và kiểm tra cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở đường sinh dục và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với từng chị em phụ nữ, để tránh những hệ lụy nghiêm trọng về sau. Vì vậy, tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần theo khuyến cáo của bác sĩ.

Khám phụ khoa định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết

Khám phụ khoa định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết

Điều quan trọng nhất là khám phụ khoa định kỳ sẽ mang lại cho chị em những lợi ích tuyệt vời. Cụ thể là:

– Giúp chị em giữ vững tâm lý thoải mái, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

– Giúp chị em cảm thấy an tâm hơn

– Tránh nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh từ mẹ sang con qua đường âm đạo

– Giúp chị em hiểu rõ hơn các kiến thức liên quan tới sức khỏe sinh sản, từ đó biết cách chăm sóc bản thân và biết cách phòng tránh thai an toàn,…

– Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

– Tầm soát được các căn bệnh phụ khoa

2. Đi khám phụ khoa có đau không?

Nhận biết được tầm quan trọng của việc thăm khám phụ khoa, mà hiện nay số lượng chị em đi khám phụ khoa đã tăng lên đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, số lượng chị em chủ quan và e ngại khi phải kiểm tra vùng kín vẫn khá lớn. Thêm vào đó, nhiều chị em còn không đi khám phụ khoa vì lo ngại không biết việc thăm khám phụ khoa có đau không. Nếu đây cũng là điều mà bạn đang thắc mắc, hãy cùng Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đi tìm lời giải đáp thông qua các bước thăm khám phụ khoa nhé.

Khám phụ khoa có đau không là thắc mắc của rất nhiều người

Khám phụ khoa có đau không là thắc mắc của rất nhiều người

2.1. Khám lâm sàng bên ngoài

Sau khi tìm hiểu thông tin cá nhân của từng chị em, bác sĩ sẽ bắt đầu khám lâm sàng cơ quan sinh dục bên ngoài, để xem vùng kín có dấu hiệu bất thường nào không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn kiểm tra vùng bụng để xem chị em có khối u hay vết mổ nào để lại sẹo hay không. Với bước thăm khám này, bác sĩ sẽ chỉ sử dụng mắt và tay để kiểm tra, cũng như phát hiện những dấu hiệu bất thường ở nên ngoài, nên sẽ không khiến chị em cảm thấy đau đớn hay khó chịu. 

2.2. Khám phụ khoa bằng dụng cụ mỏ vịt

Ở bước này, bác sĩ sẽ sử dụng kẹp mỏ vịt để kiểm tra cơ quan sinh dục bên trong của chị em có dấu hiệu gì lạ không. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu dịch nhầy cổ tử cung hoặc lấy mẫu dịch tiết âm đạo của chị em để mang đi làm xét nghiệm. 

Trên thực tế, có rất nhiều chị em sợ rằng kẹp mỏ vịt sẽ khiến vùng âm đạo bị tổn thương. Tuy nhiên, thực chất là kẹp mỏ vịt được sử dụng để hỗ trợ cho việc thăm khám và đã được bôi trơn, vô trùng cẩn thận, thế nên nó sẽ không gây tổn thương cho vùng kín và chị em sẽ chỉ cảm thấy hơi khó chịu một chút nếu không thả lỏng cơ thể.

Nếu đi khám phụ khoa ở những cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, thì chị em sẽ cảm thấy bước thăm khám này vô cùng nhẹ nhàng. Thông thường, bác sĩ chỉ thực hiện bước khám phụ khoa bằng dụng cụ mỏ vịt này với những chị em đã lập gia đình hoặc đã từng quan hệ tình dục. Đó là lý do tại sao chị em phải kể với bác sĩ về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình trước khi tiến hành khám phụ khoa.

2.3. Siêu âm đầu dò

Sau khi thăm khám cơ quan sinh dục bên ngoài và bên trong, bác sĩ phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, chị em sẽ được chỉ định đi siêu âm đầu dò. Việc làm này sẽ giúp bác sĩ có thể thăm khám kỹ vùng bụng và cơ quan sinh sản bên trong như vòi trứng, buồng trứng. Siêu âm đầu dò sẽ không mang lại cảm giác khó chịu nếu chị em thả lỏng cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ. 

2.4. Khám phụ khoa bằng tay

Khi khám phụ khoa bằng tay, bác sĩ sẽ đặt 1 – 2 ngón tay đã được khử trùng sạch sẽ, đeo găng tay y tế và bôi trơn vào bên trong âm đạo của chị em. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra được kỹ hơn về hình dạng của tử cung, và phát hiện ra các khối u trực tràng. Do đó, ngay khi thấy cơ quan sinh dục có dấu hiệu bất thường, chị em nên tới cơ sở y tế để khám phụ khoa ngay lập tức. Bởi lẽ càng chần chừ, thì bệnh sẽ nặng hơn và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

3. Thời điểm lý tưởng nên đi khám phụ khoa

Thời điểm lý tưởng nên đi khám phụ khoa là trước khi kết hôn, có ý định sinh con,...

Thời điểm lý tưởng nên đi khám phụ khoa là trước khi kết hôn, có ý định sinh con,…

Theo lời khuyên của các chuyên gia, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản, chị em nên đi khám phụ khoa vào những thời điểm sau:

– Đi khám phụ khoa định kỳ 3 đến 6 tháng một lần

– Trước khi kết hôn

– Trước khi có ý định sinh con

– Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục như: đau vùng chậu, cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, chảy máu vùng kín, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ra khí hư bất thường, đau hoặc ngứa vùng kín, đau rát khi quan hệ tình dục

– Quan hệ vợ chồng bình thường và không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào suốt 1 năm nhưng vẫn chưa có con

4. Những điều chị em nên lưu ý khi đi khám phụ khoa

Để quá trình khám phụ khoa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, chị em nên bỏ túi một vài lưu ý sau khi đi khám phụ khoa:

– Giữ vững tâm lý thoải mái

– Chủ động kể các thông tin, triệu chứng bất thường ở cơ quan sinh dục cho bác sĩ

– Đi khám phụ khoa ở những cơ sở y tế uy tín và chất lượng tốt

– Thăm khám và thực hiện các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ

– Kiêng quan hệ vợ chồng trước khi đi khám phụ khoa 1-2 ngày

– Đi khám phụ khoa sau khi đã sạch kinh từ 3-5 ngày

– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi đi khám phụ khoa, nhưng không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ và thụt rửa âm đạo quá sâu.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Đi khám phụ khoa có đau không?”. Hãy đi khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital