Giải đáp: Người bị đau dạ dày nên uống gì?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Đau dạ dày nên uống gì là một trong những vấn đề mà người bệnh rất quan tâm. Bởi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày. Trong bài viết đây sẽ là danh sách những thức uống mà người đau dạ dày nên sử dụng để bệnh nhanh chóng được phục hồi.

1. Giải đáp: Đau dạ dày nên uống gì?

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc sử dụng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì bạn có thể dùng thêm một số loại nước uống từ thiên nhiên để cải thiện bệnh. Cụ thể như sau:

1.1. Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt có tính kiềm nên rất tốt cho người bị đau dạ dày. Bởi vì khi bổ sung thêm nước uống có tính kiềm sẽ giúp trung hòa được lượng axit tại dạ dày. Từ đó cải thiện được tình trạng ợ chua, ợ nóng, trào ngược axit.

Bên cạnh đó, nước ép cà rốt còn có lợi cho mắt, cho da. Do vậy nên với nhiều chị em thì đây là nguyên liệu lẫn thực phẩm làm đẹp không thể thiếu được.

đau dạ dày nên uống gì

Nước ép cà rốt có tính kiềm nên rất tốt cho người bị đau dạ dày

1.2. Sữa tươi

Sữa tươi chứa nhiều đạm, giúp trung hòa được lượng axit trong dịch vị của dạ dày. Bên cạnh đó, sữa tươi còn có tác dụng xoa dịu những cơn đau do tình trạng viêm loét dạ dày gây ra. Do vậy, khi thấy xuất hiện tình trạng đau dạ dày bạn nên uống một ít sữa để cảm thấy dễ chịu hơn.

Thời điểm tốt nhất để uống sữa là vào buổi sáng với liều lượng 1ly/ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đang mắc hội chứng ruột kích thích thì không nên uống sữa, đặc biệt là sữa bò.

1.3. Nước tinh bột nghệ

Nghệ có khả năng làm lành vết thương rất hiệu quả. Nó không chỉ mang lại tác dụng với những vết thương ngoài da mà còn có tác dụng với những tổn thương ở dạ dày, tá tràng và một số cơ quan khác.

Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì uống nước tinh bột nghệ trong khoảng 2 tháng mới mang lại kết quả như mong muốn. Để nước tinh bột nghệ dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút sữa tươi hoặc mật ong vào.

đau dạ dày nên làm gì

Nghệ có khả năng làm lành vết thương rất hiệu quả.

1.4. Đau dạ dày nên uống gì? Nước gừng

Gừng có tính ấm và cay. Do vậy nên nó có tác dụng kháng viêm khá hiệu quả. Nhờ đó nước gừng không những xoa dịu cơn đau mà còn giúp điều trị chứng khó tiêu, cải thiện bệnh đau dạ dày nhanh chóng.

1.5. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến với công dụng thanh nhiệt và giải độc gan. Đồng thời loại trà này cũng có tác dụng rất tốt đối với người bị đau dạ dày. Nó giúp làm dịu các cơn đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu đang bị đau dạ dày, bạn nên uống trà hoa cúc 1 – 2 lần/ ngày để cải thiện tình trạng này nhé.

1.6. Đau dạ dày nên uống gì? Nước dừa

Nước dừa có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, kali, chloride… Nhờ vào tính hàn và chứa nhiều dưỡng chất, nước dừa cũng là một loại nước uống tốt cho người đau dạ dày. Khi người bệnh uống nước dừa, cơn đau do các vết loét hoặc tình trạng ợ nóng gây ra sẽ nhanh chóng được cải thiện.

đau dạ dày uống gì

Khi người bệnh uống nước dừa, cơn đau do các vết loét hoặc tình trạng ợ nóng gây ra sẽ nhanh chóng được cải thiện

1.7. Nha đam

Nha đam hay còn được gọi là lô hội. Trong đông y, nha đam có tác dụng trong việc điều trị bệnh đau bụng, táo bón. Bởi trong nha đam có chứa thành phần kháng viêm, sát khuẩn, làm lành tổn thương, chống nhiễm trùng, ngăn ngừa chảy máu trong.

– Nha đam gọt bỏ vỏ rồi lấy phần thịt.

– Lấy phần ruột cho vào xay lấy nước nha đam, thêm một chút muối uống hàng ngày vào buổi sáng.

1.8. Giấm táo

Nhiều nghiên cứu cho chỉ ra rằng, giấm táo giúp giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, cân bằng dịch vị acid trong dạ dày.

Cách thực hiện: hòa 1 thìa giấm với 1 thìa mật ong vào nước nóng. Sau đó uống để làm dịu cơn đau bụng đầy hơi, giảm tình trạng khó tiêu,  nóng rát dạ dày.

1.9. Nước ép bắp cải

Trong bắp cải chứa thành phần vitamin giúp nhanh làm lành vết loét, sản sinh thêm chất nhầy để bảo vệ niêm mạc. Đồng thời thành phần Sulforaphane trong bắp cải còn có tác dụng giảm viêm loét, giảm tăng tiết axit dạ dày.

Vì thế nếu như bạn đang bị đau dạ dày thì có thể tham khảo nước ép rau bắp cải.

Cách thực hiện như sau:

– Rau bắp cải rửa sạch với nước, sau đó cắt khúc nhỏ.

– Cho vào máy ép, bỏ bã và lấy nước để uống hàng ngày.

đau dạ dày

Nếu như bạn đang bị đau dạ dày thì có thể tham khảo nước ép rau bắp cải.

2. Đau dạ dày không nên uống gì?

Bên cạnh việc chú ý đau dạ dày nên uống gì thì người bệnh cũng cần tránh những đồ uống không tốt, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những thức uống bạn cần tránh khi bị đau dạ dày.

– Nước lạnh: Uống nước lạnh sẽ khiến dạ dày bị co dẫn đến mạch máu nhỏ ruột bị thắt, gây thiếu máu niêm mạc. Khi đó chức năng tiêu hoá của dạ dày dễ bị ảnh hưởng, dễ nhiễm khuẩn.

– Nước có gas: Uống nhiều nước có gas sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, dễ đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt đối với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng uống nước có gas khiến khí cacbonic gây áp lực lên dạ dày, làm vết loét càng tổn thương hơn, thậm chí còn gây thủng dạ dày.

– Cà phê, rượu, bia: Chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến chức năng dạ dày, khiến tình trạng viêm loét ngày càng trở nên nặng hơn. Do vậy người bị đau dạ dày nên hạn chế các chất kích thích này.

– Các loại trái cây hoặc nước có vị chua: Các loại nước ép hoặc trái cây có vị chua như cam, dứa, cóc, xoài, bưởi,… sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit.

– Quả hồng: Quả hồng chứa hoạt chất làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày do vậy người bệnh cần tránh sử dụng.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi đau dạ dày nên uống gì và những thức uống nên tránh. Do đó khi xuất hiện những triệu chứng của đau dạ dày, người bệnh có thể lựa chọn thức uống sao cho phù hợp để hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital