Giải đáp: Khi nào nên nhổ răng khôn mọc ngầm?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Răng khôn mọc ngầm khiến bạn cảm thấy đau đớn, mệt mỏi khó chịu. Nhưng liệu bạn đã biết, khi nào nên nhổ răng khôn mọc ngầm hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đây!

1. Răng khôn mọc ngầm là gì?

Răng khôn là từ dùng để chỉ những chiếc răng mọc sau cùng trong cung hàm của người trưởng thành, hay còn được gọi là răng số 8. Răng khôn xuất hiện khi cung hàm đã phát triển và mọc đủ số răng nên không còn chỗ cho chúng mọc lên.

Có rất nhiều người trên toàn cầu hiện nay gặp phải tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc nghiêng đâm vào các răng khác trong hàm. Mọc ngầm là một trong những tình trạng thường gặp ở răng khôn do răng nằm sâu bên trong xương hàm, không thể trồi lên bên trên nướu. Răng khôn mọc ngầm vẫn có thể phát triển bình thường nhưng gây đau, khó chịu và sưng tấy vùng nướu của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, răng khôn mọc ngầm, lệch có thể đâm chéo sang răng số 7, gây ra những hệ lụy khó lường.

Mọi người có thể dễ dàng nhận biết răng khôn mọc thông qua các dấu hiệu như: Sưng tấy nướu răng bên trong cung hàm, đau nhức tái phát dai dẳng, ê buốt răng số 7, chảy máu nướu… Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm không biểu hiện rõ rệt thành các triệu chứng. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định tình trạng, mức độ của răng mọc ngầm để đưa ra giải pháp xử trí phù hợp.

Răng khôn mọc khi mọi người đã đến tuổi trưởng thành, thường gặp phải tình trạng mọc ngầm, mọc lệch

Răng khôn mọc khi mọi người đã đến tuổi trưởng thành, thường gặp phải tình trạng mọc ngầm, mọc lệch

2. Khi nào nên nhổ răng khôn mọc ngầm?

Về cơ bản, răng khôn không tham gia vào quá trình ăn nhai giống như các răng khác trong cung hàm. Khi mọc, răng khôn thường gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và sức khỏe của mọi người. Bởi vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn xử trí kịp thời.

Các dấu hiệu cho thấy răng khôn cần được nhổ bỏ ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm:

– Răng khôn mọc gây ra các tình trạng sưng tấy nướu, đau nhức răng, cơn đau lan sang má và lên đầu.

– Hôi miệng kéo dài do viêm lợi, viêm nha chu vì sâu răng khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin giao tiếp.

– Thức ăn dễ bị mắc tại vùng nướu cạnh răng số 7 do sưng tấy nướu hoặc cảm thấy đau nhức vùng nướu khi ăn uống.

– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch đâm vào răng số 7 hoặc làm xô lệch các răng khác. Nhiều trường hợp chỉ có thể xác định khi chụp X-quang răng.

– Lợi dễ bị kích ứng, có hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương do vi khuẩn tấn công quá mức.

– Răng khôn mọc khiến răng miệng và cơ thể dễ mắc một số bệnh lý toàn thân nguy hiểm.

Một số trường hợp, việc nhổ bỏ răng khôn cần có sự kiểm tra, đánh giá toàn diện hơn nhằm hạn chế những biến chứng của việc nhổ răng mang lại như:

– Răng mọc ở vị trí phức tạp, tập trung nhiều dây thần kinh hàm và các dây thần kinh thị giác.

– Người mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu…

Do vậy, khi phát hiện thấy cảm giác đau nhức, sưng tấy vùng nướu bất thường, người bệnh cần thăm khám sớm để các bác sĩ có thể đánh giá chính xác và tư vấn điều trị bằng các giải pháp hiệu quả. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp X-quang để xác định vị trí cũng như hướng mọc của răng khôn. Tùy thuộc vào tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử trí phù hợp.

Khi nào nên nhổ răng khôn mọc ngầm phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ nha khoa sau khi thăm khám

Khi nào nên nhổ răng khôn mọc ngầm phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ nha khoa sau khi thăm khám

3. Phương pháp nhổ răng khôn

4.1. Nhổ răng bằng kìm

Nhổ răng bằng kìm là phương pháp truyền thống, sử dụng kìm để tác động, làm gãy chân răng và đưa răng ra ngoài. Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cục bộ để người bệnh không cảm thấy đau nhức, khó chịu. Sau đó, bác sĩ dùng kìm, tác động lực để làm răng lung lay khỏi ổ xương và lấy răng khôn ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế trong việc làm tổn thương ổ xương và nướu. Nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, nhổ răng bằng kìm còn có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, sang chấn và các biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn bằng kìm là phương pháp truyền thống, chi phí ít nhưng tồn tại nhiều rủi ro

Nhổ răng khôn bằng kìm là phương pháp truyền thống, chi phí ít nhưng tồn tại nhiều rủi ro

4.2. Nhổ răng bằng cây bẩy

Đây cũng là một phương pháp nhổ răng truyền thống thường được áp dụng tại nha khoa hiện nay. Cây bẩy có tác dụng làm đứt dây chằng quanh răng, mở rộng ổ răng và huyệt oorr răng để bác sĩ có thể lấy răng khôn ra ngoài. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành đưa bẩy từ từ theo chiều từ ngoài vào trong, xoay và hạ cán bẩy để làm đứt dây chằng ra khỏi khung xương hàm và lấy răng khôn ra ngoài. Phương pháp này cũng tồn tại nhiều hạn chế như xâm lấn ổ răng, tổn thương nướu, nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cao.

4.3. Nhổ bằng máy Piezotome

Piezotome là một loại máy được thiết kế với chức năng tích hợp, được sử dụng trong việc phẫu thuật xương chuyên sâu. Máy có tác dụng hỗ trợ mở xương, tạo hình xương và nâng xoang để bác sĩ có thể thao tác phẫu thuật dễ dàng. Trong lĩnh vực nha khoa, máy Piezotome thường được ứng dụng để nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ.

Đây là phương pháp nhổ răng hiện đại, được bác sĩ nha khoa khuyến cáo lựa chọn nhờ rất nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Sóng siêu âm đi quanh răng, làm đứt dây chằng một cách nhẹ nhàng mà không xâm lấn hay làm tổn thương nướu.

– Tác động chính xác vào vị trí cần phẫu thuật, giúp bảo toàn nướu và xương ổ răng tối đa.

– Hạn chế gây đau, hạn chế chảy máu trong quá trình bác sĩ thao tác và sau khi nhổ răng.

– An toàn vượt trội, không có nguy cơ biến chứng trong và sau khi nhổ răng.

– Giảm thiểu tình trạng sưng nề, tê bì môi rõ rệt do hạn chế tác động vào các dây thần kinh quanh răng.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, nhổ bỏ răng dễ dàng chỉ sau từ 10-15 phút thực hiện.

Nhổ răng khôn bằng máy Piezotome được thực hiện nhanh chóng, an toàn, hạn chế đau và chảy máu

Nhổ răng khôn bằng máy Piezotome được thực hiện nhanh chóng, an toàn, hạn chế đau và chảy máu

Nếu phát hiện bản thân có các dấu hiệu của việc mọc răng khôn, mọi người cần thăm khám sớm để biết khi nào nên nhổ răng khôn mọc ngầm. Mặc dù, hiện nay có rất nhiều phương pháp loại bỏ răng khôn mọc ngầm gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhổ răng khôn là kỹ thuật phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đặc biệt là khi thực hiện tại những phòng nha kém an toàn, bác sĩ không có chuyên môn. Việc lựa chọn phương pháp nào để nhổ răng cần có sự chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn sau khi đã thăm khám, đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, bạn cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc và tái khám sau khi nhổ để kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như điều trị khắc phục các bệnh lý nha khoa từ sớm, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng sau khi nhổ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital