Giải đáp: Hôi miệng có chữa được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hôi miệng không phải là bệnh lý nha khoa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng lại là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Trong nhiều trường hợp, hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề, cần được điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau để biết hôi miệng có chữa được không, có những cách nào để giải quyết tình trạng hôi miệng nhé!

1. Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khi mọi người mở miệng, ăn uống hoặc nói chuyện. Tình trạng hôi miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Theo nhiều nghiên cứu, hôi miệng là vấn đề nha khoa phổ biến chỉ sau hai bệnh lý nguy hiểm là sâu răng và viêm nha chu.

Mọi người có thể dễ dàng nhận biết bản thân có bị hôi miệng hay không thông qua hơi thở. Hơi thở khó chịu thường thoát ra ngoài khi mọi người ăn uống, nói chuyện hoặc thở. Ngoài ra, mọi người cũng có thể phát hiện bằng việc hà hơi ra bàn tay và kiểm tra xem có mùi đặc biệt không.

Tình trạng hôi miệng không gây đau đớn hay ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên hơi thở có mùi lại ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của mọi người khi giao tiếp xã hội. Trong một số trường hợp, hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nha khoa, bệnh lý toàn thân mà mọi người đang gặp phải.

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khi mọi người mở miệng, ăn uống hoặc nói chuyện

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khi mọi người mở miệng, ăn uống hoặc nói chuyện

Hôi miệng do bệnh lý nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hệ lụy đối với sức khỏe răng miệng. Viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng…luôn tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng và có thể gây mất răng. Do vậy, mọi người cần lưu ý để sớm tìm ra cách khắc phục, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân toàn diện.

2. Nguyên nhân gây hôi miệng

Vi khuẩn có hại là tác nhân khiến mọi người gặp phải tình trạng hôi miệng. Chúng hình thành và phát triển quá mức do:

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến mảng bám, cao răng hình thành. Đây là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại, chúng phát triển mạnh mẽ và gây ra mùi hôi trong khoang miệng của mọi người.

– Hút thuốc lá không chỉ khiến răng ố vàng mà còn chứa các chất có hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày và khiến miệng có mùi hôi.

– Mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, áp xe quanh răng,…

– Khô miệng do cơ thể thiếu nước dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh vật khiến khoang miệng có mùi.

– Mắc các bệnh lý về phổi, hô hấp, dạ dày hoặc các bệnh mạn tính cũng là tác nhân khiến hơi thở có mùi.

Ngoài ra, hôi miệng còn có thể hình thành do thói quen ăn uống nhiều thực phẩm nặng mùi. Tuy nhiên hôi miệng do ăn uống có thể dễ dàng khắc phục bằng việc hạn chế ăn và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.

Vi khuẩn có hại là tác nhân khiến mọi người gặp phải tình trạng hôi miệng

Vi khuẩn có hại là tác nhân khiến mọi người gặp phải tình trạng hôi miệng

3. Hôi miệng có chữa được không?

Hôi miệng có thể chữa được với phác đồ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi phát hiện bản thân bị hôi miệng, mọi người cần tới ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả nhất.

Hầu hết hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém khoa học có thể giải quyết bằng việc:

– Vệ sinh răng miệng đều đặn hằng ngày bằng kem đánh răng và súc miệng kỹ lưỡng.

– Cạo lưỡi, làm sạch bề mặt lưỡi trong quá trình vệ sinh răng miệng.

– Làm sạch kẽ răng bằng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa thay cho các loại tăm truyền thống.

– Súc miệng kỹ lưỡng bằng dung dịch súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch toàn bộ khoang miệng.

Nếu hôi miệng do bệnh lý toàn thân, bệnh về gan, phổi, dạ dày… thì cần điều trị dứt điểm bệnh lý. Khi đó, tình trạng hôi miệng mới có thể cải thiện và giảm thiểu một cách triệt để.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sẽ kê một số đơn thuốc để cải thiện tình trạng hôi miệng cho mọi người. Tiền đề vẫn là xây dựng một chế độ vệ sinh răng miệng khoa học để ngăn chặn bệnh lý và hôi miệng.

Để ngăn ngừa hôi miệng, mọi người không chỉ vệ sinh răng miệng khoa học mà còn cần lấy cao răng thường xuyên. Cao răng khó có thể làm sạch chỉ với việc chải răng thông thường nên cần được loại bỏ tại nha khoa. Đồng thời, chủ động thăm khám nha khoa để phát hiện sớm bệnh lý, điều trị ngay khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.

Hôi miệng có chữa được không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp

Hôi miệng có chữa được không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp

Hôi miệng có thể điều trị được với phác đồ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mọi người cần tới nha khoa để thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trong việc điều trị để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng hôi miệng và bảo toàn sức khỏe hàm răng một cách tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital