Có cần phải lấy tủy khi bọc răng sứ không là băn khoăn của không ít khách hàng trước khi muốn thực hiện giải pháp này. Nếu như bạn có chung thắc mắc thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có được lời giải đáp chi tiết nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vài nét khái quát về kỹ thuật bọc răng sứ
Bọc răng sứ là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa nhằm khắc phục các khiếm khuyết ở răng miệng như là răng thưa, răng xỉn màu, răng hô, móm… nhằm đem lại hàm răng đều đẹp, tự nhiên như răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự tự tin cho người làm. Bọc răng sứ có thể nói là một trong những phương pháp được khách hàng ưa chuộng nhất nhờ ưu điểm vượt trội như là tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt, không bị ố màu.
Để thực hiện bọc răng, bác sĩ bắt buộc mài nhỏ răng thật để làm cùi răng có độ dài cũng như độ lưu giữ thích hợp nhằm đảm bảo mão sứ được gắn dính lâu dài. Răng sẽ sẽ được thiết kế và sản xuất riêng dựa theo cùi răng thật ở mỗi người. Dưới đây là một số trường hợp phù hợp với phương pháp bọc răng sứ bao gồm:
– Răng bị nhiễm màu Tetracycline mức độ nặng
– Răng bị sâu nặng
– Răng mòn mặt nhai
– Răng có thể hình xấu
– Răng thưa, khoảng cách giữa 2 răng quá lớn
2. Có cần thiết phải lấy tủy khi bọc răng sứ hay không?
Trong cấu tạo ở răng, tủy răng được xem như phần trung tâm và có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó chứa đựng các mạch máu nhằm nuôi sống răng và dây thần kinh cảm giác cho răng.
Trước tiên, bạn cần hiểu về quy trình lấy tủy răng. Đây là một thủ thuật nhằm loại bỏ hết các mô mềm ở trong men răng, thường chỉ được thực hiện khi răng bị nhiễm trùng hoặc răng bị hư hại khiến buồng tủy phải tiếp xúc với tất cả những thứ ở trong khoang miệng như vi khuẩn. Thay vào đó, bác sĩ chỉ yêu cầu chỉ định lấy tủy răng trong những trường hợp bắt buộc như là răng bị hư hỏng, viêm nhiễm. Các tình trạng này nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như là áp xe răng hay thậm chí là nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Như vậy, có thể thấy hầu hết các trường hợp bọc răng sứ sẽ không phải lấy tủy răng, do đó bạn không cần quá băn khoăn về vấn đề này. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn kỹ lưỡng ở giai đoạn thăm khám ban đầu cũng như chụp X-quang răng về tình trạng răng để có phương án điều trị phù hợp, an toàn nhất.
3. Trường hợp nào bắt buộc phải điều trị tủy răng?
Nếu như bạn thuộc những trường hợp dưới đây thì sẽ bắt buộc phải điều trị tủy răng trước khi bọc răng sứ, bao gồm:
3.1. Răng sâu nặng dẫn đến viêm tuỷ
Sâu răng sẽ khiến cho các tổ chức ở răng dần bị mất đi và sẽ dần khiến cho các mô răng bị phá hủy. Khi không được khắc phục kịp thời, sâu răng tấn công và gây viêm tủy, dẫn đến những tình trạng như bị kích ứng hay đau nhức răng dữ dội. Tủy răng một khi đã bị viêm nhiễm thì sẽ rất khó để có chữa trị, ngoài ra, những nguy cơ khác như là áp xe ổ xương răng hay rụng răng là hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các răng kế cận cũng sẽ chịu ảnh hưởng, do đó lúc này bạn nên điều trị triệt để tủy răng càng sớm càng tốt.
Răng sau khi được điều trị tủy thường khá nhạy cảm và dễ bị mẻ vỡ hơn, do đó, việc bọc răng sứ bên ngoài cùi răng thật là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo thẩm mỹ cũng như khắc phục chức năng ăn nhai tốt hơn.
3.2. Răng bị chấn thương nặng
Đối với những trường hợp răng bị chấn thương nặng, hoặc răng bị vỡ, mẻ do phải chịu tác động lớn thì việc điều trị tủy cũng sẽ là hình thức bắt buộc nhằm tái tạo lại phần ngà răng đã bị mất đi.
3.3. Răng hô, móm, khấp khểnh ở mức độ nặng
Đối với những trường hợp có răng bị hô, móm, răng mọc lệch… nếu như có nhu cầu bọc răng sứ thì bác sĩ có thể cân nhắc đến phương án điều trị tủy răng. Bởi việc mài răng quá ít thì sẽ không đạt được hiệu quả cao khi bọc răng sứ, do đó, bắt buộc phải mài răng nhiều hơn và phải phạm vào tủy nhằm chèn ép các răng vào cung răng sao cho cân đối với các răng còn lại. Ngoài ra, việc điều trị tủy cũng là biện pháp làm giảm đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình bọc răng sứ.
Nhìn chung, bạn hoàn toàn không cần phải quá lo lắng bởi việc lấy tủy răng hầu như không gây nguy hại gì tới sức khỏe răng miệng. Ngược lại, việc lấy tủy còn là chỉ định cần thiết nhằm loại bỏ những cơn đau nhức, ê buốt để bảo vệ răng miệng tốt hơn. Đồng thời, lấy tủy răng cũng có tác dụng giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công sang vùng răng khỏe mạnh khác, tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
4. Những lưu ý quan trọng với những trường hợp lấy tủy răng sau khi bọc răng sứ
Sau khi lấy tủy răng, răng sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, do đó bạn đừng quên một số lưu ý quan trọng dưới đây:
– Phân bổ đều lực nhai ở cả 2 bên hàm nhằm giảm bớt áp lực lên răng sứ
– Không ăn đồ ăn quá cứng hoặc quá dẻo như kẹo, xương
– Hạn chế uống nước quá lạnh hoặc nước quá nóng
– Tránh sử dụng rượu, bia, cà phê hoặc nước ngọt có gas
– Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc
Hy vọng rằng, những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Có cần phải lấy tủy khi bọc răng sứ hay không. Đừng quên thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để biết rõ tình trạng răng miệng của bạn, qua đó có lời giải đáp chính xác nhất cho bản thân về điều trị tủy khi bọc răng sứ bạn nhé!