Giải đáp bọc răng sứ quy trình gồm những bước nào

Tham vấn bác sĩ

Bọc răng sứ quy trình gồm những bước nào là thắc mắc của không ít độc giả. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay các bước trong quy trình chuẩn bọc răng sứ giúp đảm bảo hiệu quả và an toàn cho khách hàng nhé.

1. Bọc răng sứ quy trình chuẩn gồm 5 bước cơ bản

Bọc răng sứ quy trình đạt chuẩn sẽ đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và khả năng ăn nhai răng sau bọc sứ cho khách hàng. Hơn thế, yếu tố này còn giúp ngăn ngừa biến chứng răng miệng có thể xảy ra sau bọc sứ.

Quy trình bọc răng sứ gồm tối thiểu 5 bước cơ bản

Quy trình bọc răng sứ gồm tối thiểu 5 bước cơ bản

Mỗi cơ sở nha khoa chuyên nghiệp có thể sẽ xây dựng, phát triển một quy trình bọng răng sứ riêng gồm nhiều bước. Song về cơ bản, một quy trình bọc răng sứ đạt chuẩn tối thiểu phải có đầy đủ 5 bước theo trình tự như sau:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và tư vấn cho khách hàng trước khi bọc răng sứ

Bác sĩ nha khoa thăm khám và tư vấn là bước đầu tiên trong quy trình bọc răng sứ. Ở bước này, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng chụp x quang nhằm xác định tình trạng răng, tư vấn điều trị (nếu có bệnh lý về răng) và giải pháp phục hình răng tốt nhất.

Nếu tình trạng răng của khách hàng phù hợp với giải pháp bọc sứ, bác sĩ sẽ tư vấn loại mão răng sứ phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng. Nhờ đó, khách hàng sẽ chọn được mão sứ đẹp lại phù hợp với mình để tiến hành bọc răng.

Bước 2: Bác sĩ mài răng để chuẩn bị bọc răng sứ

Mài răng là bước thứ 2 trong quy trình bọc răng sứ. Với những khách hàng có bệnh lý về răng (sâu răng, hỏng tủy…) bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để rồi mới mài răng.

Ở bước này, khách hàng sẽ được gây tê để không gặp phải cảm giác khó chịu trong khi mài răng. Tiếp đó, bác sĩ nha khoa sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt để mài nhỏ răng cần bọc sứ của khách hàng. Tỉ lệ mài đã được bác sĩ tính toán cẩn thận để bảo vệ vệ tối đa mô răng.

Thường thì bước mài răng sẽ diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút. Thời gian có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào số lượng răng cần mài.

Bước 3: Bác sĩ lấy dấu hàm để gửi cho Labo thiết kế mão răng sứ

Bọc răng sứ quy trình: Bác sĩ lấy dấu hàm để gửi cho Labo thiết kế mão răng sứ

Bác sĩ lấy dấu hàm để gửi cho Labo thiết kế mão răng sứ

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy dấu hàm để chuyển đến phòng Labo, nơi đảm nhiệm vai trò thiết kế mão răng sứ. Trong khoảng thời gian chờ đợi mão răng được thiết kế, bác sĩ nha khoa sẽ gắn răng tạm thời cho khách hàng nhằm đảm bảo khả năng ăn nhai, và tính thẩm mỹ cho khách hàng. Cùng với đó, bác sĩ sẽ hẹn lịch khách hàng quay lại để gắn răng hoàn chỉnh.

1.4. Bác sĩ gắn tiến hành gắn mão sứ

Theo đúng ngày hẹn, khách hàng sẽ trở lại nha khoa để gắn mão sứ lên răng. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn thử mão sứ lên răng để xem khách hàng có gặp bất cứ vấn đề hay sự khó chịu nào không. Khi đã xác định không có bất kì vấn đề gì, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gắn cố định mão sứ vào răng.

Trường hợp sau gắn mão sứ, khách hàng về nhà phát hiện việc ăn nhai không được thoải mái thì có thể tái khám để bác sĩ nha khoa hỗ trợ điều chỉnh. Tuy nhiên nếu chọn nha khoa uy tín, dịch vụ được tiến hành bởi bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm thì trường hợp này rất ít khi xảy ra.

1.5. Bác sĩ dặn dò khách hàng cách chăm sóc răng và tái khám đúng lịch

Sau khi đã hoàn tất gắn sứ, bác sĩ sẽ tư vấn khách hàng cách chăm sóc răng miệng cẩn thận để có được hàm răng luôn khỏe mạnh. Bác sĩ cũng dặn dò khách hàng nên duy trì tái khám răng định kỳ để bảo vệ răng sau bọc sứ tốt nhất, có độ bền cao.

2. Những lưu ý để chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho răng sau bọc sứ

Răng sứ sau bọc nếu được chăm sóc tốt sẽ có tuổi thọ bền lâu, thậm chí có thể sử dụng suốt đời mà không cần bọc lại. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn chăm sóc và bảo vệ răng sau bọc sứ tốt hơn.

2.1. Duy trì tái khám răng bọc sứ khoảng 6 tháng/lần

Tái khám răng định kỳ là việc làm cần thiết để đảm chăm sóc và bảo vệ cho răng sứ sau bọc nói riêng và cho toàn hàm răng nói chung. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên duy trì khám sức khỏe răng miệng khoảng 6 tháng/lần hay bất cứ khi nào răng gặp bất thường như đau nhức hay ê buốt nhiều.

Đối với trường hợp răng bọc sứ, mỗi lần tái khám bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra lại sự khít sát của các mão răng sứ, đường viền của răng thật, kiêm tra sức khỏe nướu… Nhờ đó kịp thời phát hiện những bất thường về răng nướu nếu có, kịp thời khắc phục để duy trì răng bọc sứ luôn sáng bóng.

2.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Răng sứ sau bọc cần được chăm sóc, vệ sinh đúng cách

Răng sứ sau bọc cần được chăm sóc, vệ sinh đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách và cẩn thận có thể giúp gia tăng tuổi thọ và duy trì vẻ đẹp của răng bọc sứ. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc răng miệng bạn có thể tham khảo:

– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải răng có đầu lông mềm và ưu tiên kem đánh răng chứa flour.

– Thay đổi bàn chải răng định kỳ, khoảng 3-4 tháng một lần, để ngăn vi khuẩn hình thành và phát triển ở bàn chải gây hại cho răng.

– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng cùng với máy tăm nước để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc làm sạch, loại bỏ mảng bám trên răng.

– Nếu có tật nghiến răng, bạn có thể sử dụng máng nhai hoặc máng bảo vệ vào ban đêm khi bạn ngủ.

2.3. Ăn uống khoa học để ngừa hình thành mảng bám

Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, nhiều ngọt để hạn chế hình thành mảng bám trên răng

Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, nhiều ngọt để hạn chế hình thành mảng bám trên răng

Ăn uống khoa học là cách hiệu quả để ngăn ngừa mảng bám hình thành nhiều trên răng. Hơn thế, chế độ ăn tốt cũng giúp bảo vệ răng sứ sau bọc được bền, khỏe mạnh hơn:

– Hạn chế thực phẩm quá cứng, dai, cũng như thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì những đồ ăn này có thể gây tổn thương cho răng sau bọc sứ.

– Giảm đồ ăn nhiều đường, nhiều chất béo và nhiều axit như: bánh, kẹo, nước ngọt… Những đồ ăn này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại, đồng thời ảnh hưởng đến men răng tự nhiên.

– Tăng cường ăn những thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua để cung cấp dưỡng chất cho răng, giúp chúng trở nên chắc khỏe.

– Uống đủ nước để làm sạch khoang miệng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

– Hạn chế sử dụng thực phẩm có màu như trà, cà phê để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến màu sắc của răng sứ.

– Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, vì nó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ố vàng cũng như có thể gây các vấn đề về sức khỏe của răng miệng.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết bọc răng sứ quy trình gồm những bước nào. Đồng thời, bài viết cũng gợi ý tới bạn những điều cần lưu ý để chăm sóc, bảo vệ răng sau bọc sứ tốt nhất. Mọi thắc mắc về bọc răng sứ, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital