Đường ruột yếu nên ăn gì?

Đường ruột yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và để cải thiện tình trạng này chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng. Vậy đường ruột yếu nên ăn gì?

Đường ruột yếu nguyên nhân do đâu?

Hệ miễn dịch gặp vấn đề: Điều này dẫn đến khả năng đường ruột hoạt động kém. Đường ruột có thể bị viêm nhiễm kéo dài và không thể ngăn được các bệnh lý xảy ra ở đó.

Người bệnh nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa. Một số loại thực phẩm thường gây ra phản ứng dị ứng với cơ thể, đặc biệt với những người nhạy cảm. Việc ăn những thực phẩm này quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến sự mất cân bằng về chất trong cơ thể. Từ đó dẫn đến hiện tượng tăng cân bất thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng kháng gluten vốn là nguyên nhân của căn bệnh rối loạn hệ tự miễn sau đó.

Đường ruột yếu có thể do viêm hoặc dị ứng thức ăn, thiếu hụt chất,...

Đường ruột yếu có thể do viêm hoặc dị ứng thức ăn, thiếu hụt chất,…

Tình trạng viêm nhiễm ở thành ruột: Điều này dẫn đến hội chứng rò ruột, ruột kích ứng (IBS) và bệnh viêm túi thừa thực quản.

Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng dẫn đến mất cân bằng trong cơ chế chuyển hóa chất dinh dưỡng của đường ruột.

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.

Uống nhiều bia rượu.

Đường ruột yếu nên ăn gì?

● Uống nhiều nước: Đừng ít hơn 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần trong ngày, đặc biệt là ly nước lớn 300 ml vào buổi sáng sớm lúc bụng đói. Nếu được nước khoáng loại có nhiều kalium và magnesium càng hay vì nước vừa nhuận trường vừa lợi tiểu.

● Giảm “thịt đỏ”: Đạm động vật là một trong các nguyên nhân gây dị ứng và lên men trong khung ruột.

● Ưu tiên “thịt trắng”: Chẳng hạn thịt gia cầm, tất nhiên nếu thịt, trứng không tẩm thuốc kháng sinh, không ướp bằng nội tiết tố.

● Chú trọng thịt “giả”: Như đậu hũ, vừa dồi dào chất đạm, vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.

● Ăn định kỳ trứng luộc hoặc cá biển: Tối thiểu ba lần trong tuần có món trứng luộc hay cá biển để cung cấp sinh tố D – chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột theo kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây.

Người bị đường ruột yếu cần có chế độ ăn uống lành mạnh

Người bị đường ruột yếu cần có chế độ ăn uống lành mạnh

● Sữa chua, chuối già và khoai lang: Trên bàn ăn nên thường xuyên có ba món sữa chua, chuối già và khoai lang nhằm bổ sung kalium và sinh tố B6 – hai hoạt chất rất dễ thiếu hụt khi đường ruột trục trặc.

● Ăn nhiều trái cây: Ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây để cơ thể được liên tục tiếp tế sinh tố C. Thiếu sinh tố C thì các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Đừng quên trái ổi vì ổi vừa dồi dào sinh tố C, vừa cung cấp chất chát với tác dụng trấn an đường ruột.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital