Đừng chủ quan với hiện tượng sỏi thận ở bàng quang

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi thận ở bàng quang là nguyên nhân chính khiến bàng quang bị tổn thương và gây bệnh sỏi bàng quang. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy vì sao sỏi thận lại ở bàng quang và mức độ nguy hiểm như thế nào, tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Hiện tượng sỏi thận ở bàng quang

Sỏi thận ở bàng quang là hiện tượng một hoặc nhiều viên sỏi có kích thước nhỏ từ thận di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu, đi qua niệu đạo rơi xuống bàng quang và bị kẹt tại đó. Việc sỏi thận rơi xuống bàng quang là nguyên nhân cơ bản gây bệnh sỏi bàng quang.

Vị trí của sỏi thường nằm ở dưới đáy bàng quang và di chuyển theo tư thế của người bệnh. Kích thước của sỏi bàng quang cũng có sự khác nhau, đôi khi chỉ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng cũng có trường hợp to bằng quả trứng gà hoặc to hơn.

Sỏi thận ở bàng quang có thể có một hoặc nhiều viên sỏi

Sỏi thận ở bàng quang có thể có một hoặc rất nhiều viên.

2. Những biểu hiện của sỏi bàng quang

Sỏi từ thận rơi xuống bàng quang thường rất khó để phát hiện sớm. Bởi các triệu chứng thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như u xơ tuyến tiền liệt hoặc u bàng quang. Sỏi hình thành ở trong bàng quang lâu ngày sẽ tăng dần về kích thước và gây ra một số biểu hiện đặc trưng như:

2.1. Cơn đau quặn thận:

Đây là triệu chứng rõ ràng nhất khi sỏi thận rơi xuống bàng quang. Các cơn đau quặn thận sẽ xuất hiện từ từ và tăng dẫn về tần suất và mức độ đau. Người bệnh bị đau ở vùng thắt lưng. Sau đó đau quặn xuống bụng dưới rồi lan xuống hai bàn chân. Ở nam giới, những cơn đau này lan từ bụng xuống bộ phận sinh dục rồi mới lan xuống chân.

2.2. Tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu:

Người bệnh có sỏi bàng quang luôn cảm thấy đau buốt khi đi tiểu. Lượng nước tiểu mỗi lần thường rất ít, thậm chí chỉ són vài giọt nên số lần đi tiểu vì thế mà bị tăng nhiều lên. Trong trường hợp khi sỏi di chuyển đến lỗ thông bàng quang với niệu đạo và bịt kín lại khiến dòng chảy của nước tiểu bị cản trở và tắc nghẽn gây hiện tượng bí tiểu. Bên cạnh đó, việc hệ thần kinh cơ vòng của bàng quang bị tổn thương do sỏi làm cơ vòng mất kiểm soát khiến lượng nước tiểu thoát ra ngoài liên tục.

2.3. Tiểu ngắt quãng:

Sỏi thận xuất hiện ở bàng quang có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu từ bàng quang xuống niệu quản. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ngắt quãng ở người bệnh. Người bệnh đang đi tiểu đột nhiên bị dừng lại buộc phải thay đổi tư thế mới có thể đi tiểu bình thường.

2.4. Nước tiểu có màu sắc bất thường kèm mùi hôi:

Đây là biểu hiện rõ ràng nhất mà người bệnh có nhận thấy luôn. Nước tiểu bị đổi sang màu vàng đục, có váng và đôi khi có lẫn máu. Mùi nước có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân do sỏi cọ xát làm tổn thương thành bàng quang và việc nước tiểu bị ứ đọng lại tại bàng quang khiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh đi tiểu có thể xuất hiện kèm theo mủ trắng.

Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ngắt quãng là những biểu hiện đặc trưng khi sỏi thận ở bàng quang

Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ngắt quãng là những biểu hiện đặc trưng khi sỏi thận ở bàng quang.

3. Những biến chứng của sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ tăng dẫn về kích thước. Chúng chèn ép và chiếm chỗ của bàng quang gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

3.1. Viêm bàng quang cấp:

Sỏi trong quá trình từ thận rơi xuống bàng quang sẽ cọ xát trực tiếp vào niêm mạc và thành bàng quang. Điều này gây viêm loét, chảy máu, nhiễm trùng và những biến chứng viêm bàng quang cấp. Nếu không can thiệp sớm bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị.

3.2. Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Bàng quang là một bộ phận của hệ tiết niệu, làm chức năng chứa đựng nước tiểu từ thận và đẩy chúng xuống niệu đạo ra ngoài. Sỏi xuất hiện ở bàng quang khiến quá trình vận chuyển nước tiểu bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn. Nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ đọng lại trong bàng quang tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

3.3. Rò bàng quang và teo xơ bàng quang:

Sỏi xuất hiện trong bàng quang làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh cơ vòng bàng quang. Bàng quang không điều khiển được cơ vòng dẫn đến tình trạng rò bàng quang và tiểu không tự chủ. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Lâu ngày còn gây thêm nhiều tình trạng viêm nhiễm khó chịu khác.

3.4. Viêm thận cấp và mãn tính:

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi bàng quang. Sỏi làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu khiến nước tiểu bị dội ngược trở lại lên thận. Lúc này, vi khuẩn có sẵn trong nước tiểu sẽ xâm nhập vào các vị trí bên trên của đường tiết niệu như thận, đài bể thận…làm giãn đài bể thận dẫn đến suy thận cấp tính và mãn tính. Lâu dần, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.

4. Điều trị sỏi bàng thận ở quang như thế nào? 

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp:

Trường hợp sỏi kích thước nhỏ, trơn có thể được chỉ định điều trị kháng sinh chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ trơn để giúp tống xuất sỏi ra ngoài.

Trường hợp sỏi không thể tự đào thải ra ngoài thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là phương pháp tối ưu nhất giúp loại bỏ sỏi ít xâm lấn. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi theo “đường tự nhiên” (lỗ tiểu) ngược lên vào bàng quang để tiếp cận với sỏi và sử dụng nguồn năng lượng từ tia laser để bắn vỡ sỏi thành vụn nhỏ rồi hút bỏ ra ngoài. Nhờ đó sau tán người bệnh ít đau, có thể ra viện sau 24h mà vẫn làm sạch sỏi nhanh chóng. Phương pháp này cũng rất an toàn vì tia laser chỉ tác động đến sỏi, không ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận.

Trường hợp sỏi bàng quang có kích thước lớn không không thể thực hiện kỹ thuật nội soi tán sỏi thì cần phải phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài.

Phương pháp điều trị sỏi thận ở bàng quang căn cứ vào tình trạng bệnh lý của người bệnh

Phương pháp điều trị sỏi thận ở bàng quang căn cứ vào tình trạng bệnh lý của người bệnh

5. Phòng ngừa sỏi thận rơi xuống bàng quang

Bệnh sỏi bàng quang hoàn toàn có thể ngăn chặn được khi bạn chú ý đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập hàng ngày:

Uống nhiều nước: Trung bình một ngày mỗi người nên uống từ 2-2,5 lít nước. Việc này giúp đào thải các chất cặn bã bị lắng đọng trong cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời giúp hệ tiết niệu hoạt động có hiệu quả hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: tăng cường bổ sung các loại trái cây tươi, rau xanh, củ quả để cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất khác cho cơ thể. Người bệnh có thể ăn nhiều các loại rau có màu xanh, trái cây màu đỏ, các loại hạt ngũ cốc… Hạn chế tối đa những loại thực phẩm chế biến sẵn; đồ chiên rán nhiều dầu mỡ; các loại đồ ăn nhanh; thực phẩm cay nóng và các loại đồ uống có chất kích thích.

Thói quen sống tốt cùng với luyện tập thể thao thường xuyên: Mọi người nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và học tập. Tăng cường vận động thể dục thể thao hàng ngày bằng các bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng sỏi thận ở bàng quang. Nếu phát hiện các triệu chứng khác thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị sớm, hiệu quả.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital